Nhóm các nhà thiên văn học sử dụng kính viễn vọng vô tuyến IRAM 30m đặt tại Tây Ban Nha để tiến hành quan sát các dòng phân tử carbon monoxide và các đồng vị của nó từ thiên hà xoắn ốc NGC 5908.
Được biết, NGC 5908 là một thiên hà xoắn ốc khổng lồ có độ nghiêng rất cao cách Trái đất khoảng 170 triệu năm ánh sáng, với khối lượng sao bằng khoảng 8,3 tỷ lần khối lượng Mặt trời.
Kết quả cũng cho thấy rằng, bức xạ của môi trường thiên hà không đủ để bù lượng khí, năng lượng tiêu thụ cho quá trình hình thành sao.Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, một trong những dòng phân tử carbon monoxide và các đồng vị của nó tham gia vào quá trình hình thành sao tương đối yếu trong thiên hà NGC 5908. Chính vì thế, các chuyên gia không còn thấy động thái mới nào từ thiên hà này.
Do vậy, các chuyên gia kết luận rằng NGC 5908 không hoàn toàn ngừng hoạt động và có thể đang trong giai đoạn “ngủ đông” trước khi chờ “biến chuyển” trở lại từ một tác động nào đó.