Bàn chân luôn đặt ở bàn đạp phanh, khi muốn tăng ga chỉ cần xoay cổ chân sang bàn đạp ga, nếu thành thạo sẽ không có hiện tượng nhầm giữa phanh và ga.
Làm gì để không bị "nhầm chân phanh và chân ga"?
Làm gì khi xe ôtô mất phanh, mất lái?
Tìm hiểu nguyên nhân xe ôtô mất lái
Với kinh nghiệm 14 năm lái xe liên tục, tôi xin chia sẻ sự hiểu biết của mình cũng như kinh nghiệm đúc kết được. Trong đó, một phần ba thời gian trên tôi chạy xe số tự động.
Ai đã học và có bằng lái ôtô đều biết:
- Xe số sàn: chân trái điều khiển côn (bộ ly hợp), chân phải vừa điều khiển ga vừa điều khiển phanh;
- Xe số tự động: không có côn nên chân trái không làm gì còn chân phải vẫn sử dụng như xe số sàn.
Tại sao lại chân phải vừa điều khiển ga và phanh dù là xe số sàn hay tự động?
Ga - phanh là hai hệ thống đối ngược nhau và tại mỗi thời điểm thì chỉ một hệ thống hoạt động (đối với ôtô thông thường). Vì vậy chỉ một chân đảm trách cho cả 2 nhiệm vụ là phù hợp và ngăn ngừa mọi hỏng hóc xảy ra khi cả 2 hệ thống cùng hoạt động.
Chỉ một chân đảm trách cho cả 2 nhiệm vụ là phù hợp và ngăn ngừa mọi hỏng hóc xảy ra khi cả 2 hệ thống cùng hoạt động.
Sự nhầm lẫn ga - phanh. Logic của vấn đề là sẽ xẩy ra trường hợp người điều khiển ôtô sẽ có thể nhầm giữa ga và phanh: lúc cần ga thì phanh và thật nguy hiểm khi cần phanh lại ga.
Đối với xe số sàn khi cần phanh mà lại nhầm sang ga có vẻ không nguy hiểm lắm. Khi phanh đều thêm động tác là đạp côn và xe chỉ chạy theo quan tính dù có thể lúc đầu xe chạy nhanh hơn quán tính vì không còn lực cản của động cơ nhưng cơ bản sẽ chậm dần lại.
Đối với xe số tự động thì không có côn và khi nhầm, xe chỉ chạy nhanh và khoẻ hơn thôi và tai nạn xảy ra là điều khó tránh khỏi.
Để giảm thiểu sự nhầm lẫn ga – phanh và hậu quả của nó, về mặt kỹ thuật các nhà chế tạo đã làm:
- Bàn đạp phanh ở ngoài (bên trái) và bàn ga phía trong (bên phải) (tính từ trung tâm vị trí ngồi của người lái);
- Bàn phanh có bản rộng còn bàn ga có bản hẹp;
- Bàn phanh cao hơn bàn ga (khi đạp gần hết hành trình bàn phanh thì lúc này mặt bàn phanh mới ngang mặt bàn ga).
Cùng với kỹ thuật thì về kỹ năng người lái luôn được yêu cầu:
- Khi lái xe gót chân phải luôn để ở vị trí thẳng bàn phanh. Khi sử dụng ga thì xoay cổ chân sang phải để bàn chân nghiêng sang bàn đạp ga và khi sử dụng phanh thì xoay thẳng cổ chân hướng thẳng bàn chân vào phanh.
- Không sử dụng ga thì phải chuyển chân về vị trí phanh. Đây là điều vô cùng quan trọng khi lái xe.
Khi lái xe gót chân phải luôn để ở vị trí thẳng bàn phanh.
Nhầm phanh và ga trên ôtô số tự động?
Vậy trong những trường hợp nào có thể nhầm ga - phanh?
- Kỹ năng lái xe chưa thực sự thành thạo;
- Tinh thần người lái không được tỉnh táo (căng thẳng, mệt mỏi, sử dụng chất kích thích...).
- Một số tình huống bất ngờ.
Khi kỹ năng lái xe đã thành thạo thì gần như trở thành phản xạ tự nhiên: khi bàn chân xoay nghiêng sang phải (để ở ga) sẽ không có phản xạ đạp thốc – không bị tăng ga đột ngột; ngược lại phản xạ đạp nhanh, mạnh bàn đạp khi bàn chân xoay thẳng (bàn chân đang ở bên phanh).
Nếu có tình huống bất ngờ thì bàn chân đang ở bên ga cũng theo phản xạ (đã được luyện tập) sẽ xoay thẳng trở lại và đạp vào phanh (tất nhiên là đang nói trong tình trạng tinh thần tỉnh táo).
Nếu mọi người rèn luyện và thực hiện đúng thao tác ngay từ khi mới học lái và đang lái xe số sàn thì không quá khó khăn khi chuyển sang xe số tự động. Đối với xe số tự động, một số thời điểm có thể nhầm giữa phanh và ga (cho dù người lái thành thạo, hoàn toàn tỉnh táo và không có bất ngờ).
Khi kỹ năng lái xe đã thành thạo thì gần như trở thành phản xạ tự nhiên.
- Khi bắt đầu khởi hành (cả tiến và lùi). Phòng tránh: khi chuyển sang số D hoặc số R chỉ nới chân phanh để xe chạy ổn định, an toàn rồi mới xoay chân sang ga để tăng tốc;
- Tạm dừng xe (đèn đỏ, khách xuống xe). Phòng tránh: ngay lập tức chuyển về số N (có thể là P cũng được) và chân vẫn để ở vị trí phanh;
- Tiến hoặc lùi xe qua vật cản (thường ở thành phố là vỉa hè). Phòng tránh: không nên cố gằng vượt qua. Nếu bắt buộc phải thực hiện thì nên dịch chuyển ra xa vỉa hè một khoảng cách vừa đủ sau đó nới chân phanh để xe tiến về vỉa hè theo đà và vượt qua (có thể thêm chút ga cho có đà rồi chuyển ngay bàn chân về vị trí phanh).
Hạn chế của quá trình học lái xe và cấp giấy phép lái xe ở Việt Nam là tiêu chí thành thạo kỹ năng bị coi nhẹ. Hầu hết chỉ học kỹ năng vượt qua bài thi. Vì vậy muốn lái xe an toàn, sau khi có bằng thì mỗi cá nhân nên tự trau dồi kỹ năng bằng cách học thêm thực hành lái xe với thầy và bằng xe tập lái.
Chúc mọi người lái xe an toàn và thoải mái với niềm đam mê bốn bánh!