Kính thiên văn vũ trụ Kepler trở lại hoạt động

Bắt đầu vào cuối tháng này, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA sẽ triển khai sứ mệnh kế tiếp của Kepler.

Kính thiên văn vũ trụ Kepler, vệ tinh được phóng vào năm 2009 và được trao nhiệm vụ săn lùng các hành tinh giống Trái đất, đã tạm nghỉ gần một năm qua.


Cuối năm 2011, NASA xác nhận hành tinh đầu tiên Kepler-22b nằm trong “khu vực có thể nuôi dưỡng sự sống” - (Ảnh: UPI/NASA/Ames/JPL-Caltech)

Tuy nhiên, các nhà khoa học của NASA mới đây đã thực hiện một cuộc điều chỉnh tạm thời, chuẩn bị cho sự trở lại của Kepler.

Được biết, Kepler đã mất đi khả năng giữ thăng bằng vào mùa xuân năm ngoái sau khi hai trong bốn bánh của nó bị gãy.

Các bánh xe đóng vai trò chủ chốt trong việc ổn định thiết bị hình ảnh của kính thiên văn và chĩa nó về đúng hướng cần chụp. Với hai bánh còn lại, Kepler hoàn toàn mất kiểm soát.

Space.com dẫn lời Giám đốc Dự án Kepler Charlie Sobeck cho hay, việc thông qua khoản quỹ mới cho Kepler đã kéo dài thời gian hoạt động của kính thiên văn này thêm hai năm nữa, hứa hẹn sẽ mở rộng biên giới khám phá cho các sứ mệnh kế tiếp của NASA.

Kể từ khi lên quỹ đạo, Kepler đã phát hiện hơn 3.800 ứng viên hành tinh, và 960 trong số này đã được các nhà khoa học NASA xác nhận.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video