Kính viễn vọng châu Âu vào vũ trụ

Ngày 14.5.2009, hai kính viễn vọng của châu Âu là Herschel và Planck sẽ được phóng lên quỹ đạo từ sân bay vũ trụ Kourou (Guiana thuộc Pháp).

Kính viễn vọng Herschel (trái) và Planck (phải). Ảnh: ESA

Tên lửa Ariane 5 sẽ đưa kính viễn vọng lên vị trí cách trái đất 1,5 triệu km nằm hướng đối diện với mặt trời, rất thuận lợi để nghiên cứu vũ trụ.

Herschel cao 7,5 mét và được trang bị kính hồng ngoại, có nhiệm vụ nghiên cứu các vì sao và các dải ngân hà mà nó có thể nhận được tín hiệu. Planck sẽ tầm soát các sóng ngắn trong vũ trụ và dò tìm sóng radio. Nó sẽ thu thập các dữ liệu để có thể hiểu được nơi bắt đầu của vũ trụ. Theo giáo sư David Southwood: “Đây là một trong những sự kiện mà cơ quan quản trị không gian châu Âu (ESA) thực hiện để kỷ niệm năm thiên văn quốc tế”.

Herschel và Planck là một phần của các đài thiên văn và kính viễn vọng thế hệ mới. Trong tương lai các đài thiên văn dạng này sẽ được đưa sâu hơn vào vũ trụ, vượt khỏi quỹ đạo của mặt trăng. Điều này sẽ giúp các nhà khoa học quan sát vũ trụ một cách tốt hơn. Hai kính viễn vọng trên sẽ hoạt động trong môi trường nhiệt độ rất thấp, dò tìm ở những khu vực -273 độ C.

Hiện Planck đã được lắp ráp vào tên lửa đẩy Arian 5.

Herschel sẽ được phóng lên sau đó vài ngày. Herschel mang theo một bồn chứa khá lớn đựng dung dịch helium với nhiệm vụ giải nhiệt cho các thiết bị.

Theo Thanh Niên (BBC)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video