Kính viễn vọng Hubble ghi lại hình ảnh ngôi sao đang chết

Hình ảnh mới nhất về tinh vân hành tinh NGC 2371/2 trục xuất từ ngôi sao trong chòm Song Tử được NASA chụp và công bố vào tuần trước.


Tinh vân hành tinh NGC 2371/2 được giải phóng từ ngôi sao đang chết dần. (Ảnh: UPI).

Hai đám mây phát quang khổng lồ (nằm góc phía trên bên phải và góc phía dưới bên trái của ảnh chụp) trông giống như hai vật thể riêng biệt, nhưng thực chất đó là các phần của tinh vân hành tinh NGC 2371/2, thứ bị trục xuất bởi một ngôi sao đang chết trong chòm sao Song Tử, cách Trái Đất khoảng 4.400 năm ánh sáng. Hình ảnh được ghi lại bởi kính viễn vọng không gian Hubble của NASA.

Tinh vân hành tinh NGC 2371/2 trên thực tế không liên quan gì đến hành tinh giống như tên gọi, mà được hình thành từ một ngôi sao khổng lồ đỏ giống như Mặt Trời (ở trung tâm bức ảnh). Trong giai đoạn cuối cùng của ngôi sao, nó giải phóng lớp vỏ bên ngoài vào không gian, tạo thành đám mây phát quang. Hiện tượng chỉ diễn ra khoảng vài chục nghìn năm, tương đối ngắn so với tuổi đời thông thường lên tới hàng tỉ năm của một ngôi sao.

Theo các chuyên gia tại Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), tinh vân hành tinh NGC 2371/2 sẽ tiếp tục thay đổi trong vài nghìn năm tới trước khi biến mất hoàn toàn. Ngôi sao sẽ nguội đi và mờ dần, cuối cùng trở thành một sao lùn trắng.

Vầng hào quang cực lạ quanh tinh vân hành tinh IC 5148 gây choáng

Cập nhật: 28/08/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video