Vụ nổ của siêu tân tinh này đã từng được quan sát cách đây 10 thế kỷ, tức vào năm1054 bởi các nhà thiên văn Nhật Bản và Trung Quốc. Nằm trong chòm sao Ngưu, tinh vân này cũng đã gây sự chú ý ở một số dân tộc bản địa châu Mỹ.
Hiện tượng này chiếu sáng gấp bốn lần so với việc quan sát sao Kim, đến nỗi nó có thể được nhìn thấy vào ban ngày trong 23 ngày và vào ban đêm trong hơn 650 ngày. Sau đó tinh vân này được phát hiện bởi nhà thiên văn người Anh John Bevis vào năm 1731.
Tinh vân Con Cua với đường kính khoảng 6 năm ánh sáng tiếp tục giãn nở với tốc độ khoảng 10.000 kilômét/giây.
Tâm của tinh vân là một Pun-xa, tức một ngôi sao Neutron tự quay quanh nó rất nhanh. Loại ngôi sao rất dày đặc này thường là kết quả của vụ nổ một siêu tân tinh. Ngôi sao Neutron này hoạt động ở tâm của tinh vân tương tự như một máy phát điện, khiến nó có độ sáng cao.
Các cơ cấu màu vàng và lục nhạt là những phần còn lại của ngôi sao chứa hydrogen. Các màu xanh nhạt do các electron phát ra với tốc độ tương đương với ánh sáng dọc theo các đường của từ trường.