Kính viễn vọng Hubble tìm thấy ngôi sao bí ẩn đã "chết" tới 5 lần

Kính viễn vọng Không gian Hubble ghi được hình ảnh về ngôi sao xấu số đã chết 5 lần, trải dài trong các năm từ 1990 tới 2016 khi quan sát từ Trái đất.

Như chúng ta đã biết, vũ trụ biến đổi rất nhanh, và đang không ngừng giãn nở từng ngày. Điều này khiến chúng ta bắt gặp những trường hợp oái oăm, như quan sát thấy nhiều lần cái chết của cùng một ngôi sao.

Ngôi sao xấu số tiêu biểu có thể kể đến là một siêu tân tinh, có tên gọi Refsdal.


Siêu tân tinh Refsdal đã "chết" 5 lần khi quan sát bởi Kính viễn vọng Không gian Hubble. (Ảnh: Science).

Vào năm 2014, các nhà quan sát lần đầu tiên phát hiện thấy hình ảnh của siêu tân tinh thông qua Kính viễn vọng Không gian Hubble. Tuy nhiên, điều khiến họ bất ngờ là cùng một ngôi sao này, đã phát ra ánh sáng rực rỡ tại 5 thời điểm khác nhau, bao gồm: một lần cuối những năm 90, hai lần vào cuối năm 2014, một lần vào cuối năm 2015, một lần vào đầu năm 2016.

Điều thú vị, mỗi lần ngôi sao phát sáng là một lần nó phát nổ thành tro bụi và vĩnh viễn không thể hồi phục. Nói cách khác, chúng ta đã quan sát thấy được 5 lần diễn ra cái chết của cùng một ngôi sao xấu số.

Tại sao có điều phi lý như vậy?

Theo lý giải, ánh sáng từ siêu tân tinh phát ra từ mọi hướng. Thế nhưng trong quá trình ánh sáng truyền qua không gian, nó đã bị cong vênh bởi trường hấp dẫn khổng lồ của một cụm thiên hà khổng lồ.

Điều này khiến ánh sáng của siêu tân tinh đến Trái đất qua nhiều tuyến đường khác nhau. Nói cách khác, mỗi lần xuất hiện của siêu tân tinh đã đến với chúng ta theo một con đường khác nhau trong vũ trụ.

Hãy tưởng tượng 5 chuyến tàu cùng rời khỏi một ga, nhưng đã đi theo các con đường khác nhau. Để rồi theo một cách sắp xếp kỳ lạ của vũ trụ, chúng đến cùng một trạm, nhưng tại những vị trí và thời điểm khác nhau.

Theo các nhà khoa học, bằng cách quan sát sự xuất hiện của các siêu tân tinh tại Trái đất, chúng ta có thể đo lường khoảng thời gian mà chúng di chuyển, từ đó tính toán được độ giãn nở của vũ trụ trong quá trình tia sáng di chuyển - gọi là hằng số Hubble.

Ngoài ra, còn có một số phương pháp khác để đo hằng số Hubble, chẳng hạn như căn cứ theo nền vi sóng vũ trụ, bao gồm các ánh sáng tàn dư, hoặc bức xạ được truyền qua vũ trụ ngay sau Vụ nổ lớn.

Cập nhật: 13/05/2023 Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video