Kính viễn vọng Spectrum-RG giúp nhìn thấy 3 triệu thiên hà

Dự án đài quan sát vật lý thiên văn Spectrum-RG (dự kiến đưa vào quỹ đạo vào năm 2011) sẽ có mục tiêu thăm dò Vũ Trụ bằng tia X và tia gamma. Việc quan sát toàn bộ bầu trời lần đầu tiên bằng tia X sẽ cho phép phát hiện hàng trăm nghìn siêu lỗ đen đang ẩn náu, 3 triệu nhân thiên hà mới đang hoạt động và 100 nghìn đám thiên hà mới.

Ông Mikhail Pavlinski, phó giám đốc Viện nghiên cứu không gian thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga khẳng định rằng, các khả năng quan sát mới của Spectrum-RG sẽ cho phép tìm hiểu những vấn đề phức tạp nhất của vũ trụ.

Đài quan sát Spectrum-RG sẽ bao gồm các kính viễn vọng tia X eRosita của Đức, một kính viễn vọng tia X Lobster mô phỏng mắt tôm hùm có góc nhìn cực rộng của Anh, nhiều dụng cụ của Nga như kính thiên văn tập trung tia X ART-XC, một máy GRBM phát hiện các vụ nổ tia gamma, một kính viễn vọng tia X Spin-X và một máy tính BLUS.

Đài quan sát sẽ được đưa vào quỹ đạo bởi một tên lửa Soyuz-Fregat của Nga. Hai kịch bản phóng đài quan sát hiện đang được nghiên cứu: từ Baikonour (Kazakhstan) với tên lửa Souz-FG hay từ Korou (Guyane thuộc Pháp) với tên lửa Soyuz-ST.

Nếu chọn Baikonour, đài quan sát sẽ được đặt trên một quỹ đạo cao 600km ở độ nghiêng ít nhất 30o. Trong trường hợp cất cánh từ Kourou, quỹ đạo sẽ có độ cao 600km và độ nghiêng dưới 5o.

Đài quan sát khi cất cánh sẽ cân nặng gần 2.100kg và dự kiến hoạt động trong 7 năm, với khả năng kéo dài thêm 10 năm.

V.S

Theo Ria Novosti, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video