"Kỷ băng hà mini" có lợi gì cho con người?

Chu kỳ vết đen Mặt Trời sắp bước vào thời kỳ ngủ đông đầu tiên kể từ thế kỷ XVII. Điều này đồng nghĩa với việc nhân loại sẽ giảm bớt nỗi lo sự an toàn của mạng lưới điện và vệ tinh.

>> Mặt trời sắp...biến mất?

Dấu hiệu rõ ràng

Một nghiên cứu do các chuyên gia thuộc Đài Quan sát Mặt Trời Quốc gia (Mỹ) công bố tại hội nghị thường niên của chuyên ngành Vật lý Mặt Trời thuộc Hội Thiên văn học Mỹ đã cho thấy, Mặt Trời sắp bước vào một thời kỳ ngủ đông bất thường và kéo dài. Từ trường vết đen Mặt Trời đã giảm dần cường độ từ năm 1998 và đến khoảng năm 2020, các vết đen có thể biến mất trong vài năm, thậm chí vài thập kỷ. Thời kỳ tương tự gần đây nhất kéo dài trong 70 năm (1645 - 1715), được biết đến với tên gọi là thời kỳ Maunder Minimum hay Tiểu Băng hà.


Các vết đen Mặt Trời sắp biến mất trong vài năm, thậm chí vài thập kỷ.

Các nhà khoa học chưa biết tại sao Mặt Trời đột nhiên trở nên tĩnh lặng như vậy. Nhưng có ít nhất 3 dấu hiệu rõ ràng cho thấy điều đó: các vết đen đang yếu đi, hoạt động ở các cực của vành nhật hoa giảm đi và các luồng gió mặt trời đang biến mất. Trưởng nhóm nghiên cứu, TS Frank Hill cho biết: "Nếu chúng tôi đúng thì đây là thời kỳ hoạt động tối đa cuối cùng của Mặt Trời mà chúng ta sẽ chứng kiến trong vài thập kỷ tới. Điều này có thể tác động đến mọi thứ, từ các cuộc thám hiểm vũ trụ đến khí hậu Trái Đất".

Tác động tích cực

Theo chu kỳ 22 năm, từ trường của mặt trời đổi chiều Bắc - Nam, tạo nên chu kỳ vệt đen kéo dài 11 năm. Vào những thời kỳ đỉnh điểm, như năm 2001, các vết đen xuất hiện hàng ngày, trong khi lưỡi lửa và bão Mặt Trời xảy ra thường xuyên. Lưỡi lửa và các lần bùng nổ của Mặt Trời có thể phóng một lượng lớn các hạt mang điện tích cao về phía Trái Đất, gây nhiễu liên lạc vệ tinh, hệ thống GPS và thiết bị kiểm soát không lưu. Do vậy, khi Mặt Trời giảm hoạt động và các vết đen biến mất, chúng ta có thể yên tâm hơn về các hạ tầng công nghệ này.

Giảm hoạt động của vết đen có nghĩa là bức xạ Mặt Trời sẽ có mức năng lượng, tia tử ngoại thấp hơn, gió Mặt Trời và từ trường yếu hơn, nhưng ánh sáng và hơi ấm cho Trái Đất sẽ không giảm. Hiện tượng này cũng có thể tạo ra một hiệu ứng nhỏ về mặt khí hậu, nhưng không đáng kể so với ảnh hưởng của con người thông qua phát thải cácbon điôxít và mêtan.

Một nghiên cứu công bố đầu năm 2010 cho thấy, đến năm 2100, thời kỳ hoạt động tối thiểu kéo dài của Mặt Trời cũng chỉ có thể làm giảm nhiệt độ Trái Đất 0,30C so với thời kỳ bình thường. Trong khi đó, nóng lên toàn cầu do hoạt động của con người sẽ làm nhiệt độ tăng 4,50C vào cuối thế kỷ này. Một ví dụ hiển nhiên mà chúng ta vừa chứng kiến, là năm 2010 hầu như không có các hoạt động của Mặt Trời, nhưng vẫn giữ kỷ lục là năm nóng nhất trong khoảng 1 thế kỷ qua.

Theo Bee.net
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video