Lần đầu các nhà khoa học phát hiện cá mập bạch thể

Cần thủ Jason Gillespie bắt được một con cá mập bạch thể với toàn thân trắng muốt ở vùng biển phía nam nước Anh.

Con cá hiếm - dài hơn 1 m và nặng khoảng 7 đến 9 kg - đã cắn câu vào hôm thứ Ba tuần trước ở ngoài khơi đảo Wight, Jason cho biết trên tờ SWNS. Nó là một con cá mập Tope (Galeorhinus galeus) sinh sống chủ yếu tại các vùng biển sâu ôn đới trên thế giới.


Jason Gillespie chụp hình kỷ niệm với con cá mập bạch thể. (Ảnh: SWNS).

Con vật được xác định mắc bệnh bạch thể hay nửa bạch tạng (Leucism) - hội chứng gây thiếu hụt một phần hắc tố melanin quyết định màu sắc trên da. Khác với trường hợp bạch tạng, động vật bạch thể vẫn có màu mắt bình thường.

"Tôi có 30 năm kinh nghiệm đi câu nhưng chưa bao giờ thấy con cá mập nào như vậy", Jason (50 tuổi) chia sẻ. "Chúng tôi đã bắt được một số con cá mập Tope trong chuyến đi lần này. Đó là điều bất thường bởi chúng là sinh vật biển sâu và phổ biến hơn vào giữa mùa hè".

Nhận thức được Galeorhinus galeus là loài động vật đang bị đe dọa, các cần thủ đã thả con vật trở lại đại dương sau khi chụp hình kỷ niệm.

Cá mập Tope hiện được phân loại "sắp nguy cấp" trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Đây là một loài cá mập cỡ trung bình, thường không vượt quá chiều dài 2 m và nặng khoảng 25 kg khi trưởng thành. Chúng có thể sống tới 55 năm trong môi trường tự nhiên nhưng đang bị săn bắt quá mức để lấy thịt, gan, mỡ và vây.

Cập nhật: 07/10/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video