Lần đầu tiên đối thoại về cá da trơn toàn cầu tại Việt Nam

Lần đầu tiên, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) có trụ sở ở Mỹ dự định tổ chức tại Việt Nam cuộc đối thoại quốc tế về cá da trơn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành thủy sản.

Đối thoại về cá da trơn quốc tế dự kiến diễn ra từ 26-27/9, tại TPHCM với sự tham dự của các nhà sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu, quan chức chính phủ của các nước.

Mục đích chính của cuộc đối thoại, theo TS Dr. Flavio Corsin – chuyên gia WWF sẽ điều hành cuộc đối thoại, là tiến hành xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên về cá da trơn, nhóm sản phẩm được cho là sản xuất nhiều nhất ở Việt Nam.

Các ngư dân tại miền bắc Thái Lan đã bắt được một con cá da trơn (cư trú tại sông Mê Kông) có độ dài 2,7 mét và nặng 293 kg.

Bộ tiêu chuẩn đó sẽ được thiết kế trên cơ sở xác định 6-8 tác động môi trường và xã hội mà ngành chăn nuôi cá da trơn, chủ yếu là cá tra và ba sa, gây ra.

Nhiều chuyên gia nhất trí cho rằng việc khởi xướng cuộc đối thoại quốc tế này mang lại nhiều cơ hội cho các nhà sản xuất cá da trơn trong nước quảng bá hình ảnh của mình trước các thị trường lớn là Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, đối thoại này cũng là sức ép lớn buộc các nhà sản xuất trong nước phải thay đổi công nghệ chăn nuôi và chế biến, gây bất lợi không nhỏ cho phía Việt Nam trong cạnh tranh trên thương trường.

Ban tổ chức cuộc đối thoại đánh giá Việt Nam chiếm 90% thị trường chăn nuôi cá da trơn. Theo dự đoán của WWF, sản lượng cá tra và cá ba sa của Việt Nam năm nay lên đến gần một triệu tấn.

Trong khi đó, sản lượng cá da trơn toàn cầu, vẫn theo WWF và lấy từ số liệu của Tổ chức Nông-Lương Liên Hợp Quốc (FAO), chỉ là 10.000 tấn vào năm 1995 và 440.000 tấn năm 2005. Cá da trơn hiện được tiêu thụ tại hơn 80 quốc gia, chủ yếu dưới dạng file trắng, tức các lát thịt cá mỏng qua xử lý kỹ thuật ngặt nghèo.

Mỹ từng là thị trường chủ yếu của cá tra và basa. Nhưng, WWF cho rằng hiện Mỹ chỉ chiếm 10% thay vì 80% thị trường. Trong khi đó Liên minh châu Âu nhanh chóng mở rộng thị trường tiêu thụ hai loại sản phẩm chủ yếu từ Việt Nam lên đến 50%.

Theo Tiền phong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video