Lần đầu tiên quan sát khí quyển siêu Trái đất

Kính viễn vọng Hubble đã cho phép giới thiên văn học quan sát tình hình thời tiết tại một thế giới xa lạ, với kết quả dự đoán là trời đầy mây.

Một nhóm dẫn đầu bởi các chuyên gia của Đại học Chicago (Mỹ) cho hay, họ đã xác định được tình trạng khí quyển của một hành tinh thuộc dạng “siêu” Trái đất, và đây cũng là lần đầu tiên giới thiên văn học làm được điều này.

Hành tinh này, có khối lượng nằm giữa Trái đất với Hải Vương tinh, được đặt tên GJ1214b, đã cho thấy chứng cứ rõ ràng về sự hiện diện của mây trong khí quyển.


Hành tinh GJ 1214b - (Ảnh: NASA)

Kết quả trên được rút ra từ quá trình quan sát do Hubble thực hiện trong suốt 11 tháng, với tổng thời gian kéo dài 96 giờ, tức chương trình nghiên cứu dài nhất từng được kính viễn vọng này triển khai đối với một hành tinh, theo Space.com dẫn thông cáo báo chí của đại học trên.

“Chúng tôi thực sự đã đẩy Hubble đến mức giới hạn khi thực hiện cuộc đo đạc lần này”, theo tác giả cuộc nghiên cứu Laura Kreidberg.

Do khoảng cách khá gần hệ mặt trời, chỉ cách địa cầu 40 năm ánh sáng, GJ 1214b là siêu Trái đất dễ quan sát nhất.

Theo các chuyên gia, mây trong khí quyển hành tinh trên có thể làm từ potassium chloride (KCl) hoặc zinc sulfide (ZnS) ở nhiệt độ 231 độ C.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video