Lăng mộ ở Halicarnasse

Sau thời đại xây dựng Parthénon, Hy Lạp chuyển từ giai đoạn cổ điển thịnh kỳ sang cổ điển hậu kỳ. Lúc bấy giờ thành thị có phần sa sút, tình cảm cộng động yếu đi, con người quay lại với tình cảm cá nhân. Chính vì vậy kiến trúc của nhà Vua có kích thước to lớn nhằm mục đích "hù dọa" con người, còn các công trình điêu khắc thì lại có kích thước bé đi, trở thành một thứ trò để thưởng ngoạn trong các phòng khách.

Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất thời kỳ này là lăng mộ nhà Vua Mausole ở Halicarnasse. Thành phố Halicarnasse là thủ phủ của Vương quốc Carie nằm trên phần đất Tây Á ngay sát biển Egée. Tòa lăng ở Halicarnasse có niên đại xây dựng vào khoảng năm 350 trước Công nguyên, là ngôi mộ lớn nhất và công phu nhất thời bấy giờ do Hoàng hậu Artémise xây dựng cho chồng là Vua Mausole.

Lăng mộ Halicarnasse là một trong bảy kỳ quan của thế giới Cổ đại, nhưng cũng là dấu ấn cuối cùng đánh dấu sự tan rã của chế độ nô lệ ở Hy Lạp Cổ đại. Đó cũng là một cố gắng cuối cùng của một triều Vua, vì thế giới Hy Lạp cổ vốn không ưa chuộng loại lăng mộ lớn. Kiến trúc công trình lăng mộ ở Halicarnasse có hình khối lớn và bố cục nghiêm chỉnh, có thể giải thích sự đồ sộ của nó bằng việc thời đại Hy Lạp hậu kỳ nghệ thuật chịu ảnh hưởng mạnh của nghệ thuật phương Đông.

Công trình chia làm ba phần:

Tầng đế lớn nhất ở bên dưới là tầng để thi hài được xây dựng bằng đá với phần tiếp đất được nới rộng ra theo kiểu tam cấp.

Ở tầng hai bên trong có phòng tế lễ, bên ngoài có hàng cột thức bao quanh, vì vậy hình thức kiến trúc của tầng này có phần nhẹ nhàng, tương phản lại với khối đặc bên dưới do việc những không gian hở được tạo thành tới hàng cột thức, cùng với việc đặt những bức tượng giữa các cột; và những thành phần này đổ xuống mặt tường phía sau. Chính vì vậy ở đây các hình thức kiến trúc và điêu khắc rất linh hoạt, mang sắc thái uyển chuyển.

Phần thứ ba trên cùng là một khối mái cổ hình giống như một kim tự tháp, giật cấp nhỏ dần lên trên và lên đến đỉnh thì kết thúc bằng một cụm tượng Mausole.

Trong kiến trúc, lăng mộ ở Halicarnasse thuộc loại mộ đền (Hêrêông). Tác giả công trình kiến trúc này là kiến trúc sư Pitheos - một nhà kiến trúc Cổ đại nổi tiếng, trong khi đó điêu khắc của tòa lăng do bốn nhà điêu khắc tài năng nhất đương thời, đứng đầu là Scopas va Leochares đảm nhiệm.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, thời gian và chiến tranh, vì động đất, cướp bóc, vì căm ghét nhau giữa các dòng họ, tôn giáo nên lăng mộ Halicarnasse đã bị mai một dần. Đến thế kỷ XVI người Thổ Nhĩ Kỳ đã làm cho lăng mộ ở Halicarnasse trở thành bằng địa. Sau này qua gần một thế kỷ rưỡi khai quật và thu lượm, căn cứ vào số chi tiết còn thu lượm được, người ta đã cố tạo dựng lại hình ảnh của tòa lăng lúc ban đầu. Đề án phục chế của Kiêcson làm từ năm 1923 đến năm 1928, có thể nói đây là một đề án phục chế chân thực nhất.

Lăng mộ của Mausole lúc đầu là một tên riêng, sau đó dần dần thoát ra khỏi trường hợp bó hẹp đó để trở thành tên chung, dùng để gọi những ngôi mộ có quy mô lớn được xây dựng cho những danh nhân. Chữ "lăng" trong nhiều thứ tiếng Mosole, Mausolée, Mauzoleum, Mavzalei có xuất sứ ban đầu của nó từ ngôi mộ của vua Mausole ở miền Carie nằm trên bờ Địa Trung Hải này.

H.T sưu tầm
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video