“Lăng nhăng” do thời tiết thay đổi

Khí hậu thay đổi thất thường có thể là nguyên nhân dẫn đến sự phản bội bạn tình, ít nhất là đối với trường hợp của chim chóc.

>>> Chim bay nhanh hơn do biến đổi khí hậu

Khí hậu thay đổi bất thường đã đẩy chim chóc vào tình cảnh phải ngủ lang một cách bất đắc dĩ. Kết quả nghiên cứu mới của Đại học bang North Carolina (Mỹ) cho thấy hành động phản bội ở loài lông vũ có thể là do chúng nỗ lực tìm cách thu thập nhiều loại gene cho thế hệ sau trong bối cảnh tương lai bất định. Nếu tình hình khí hậu biến động như một số mô hình dự đoán, các loài chim có thể phải xoay xở để tồn tại bằng cách ngoại tình với nhiều đối tác khác nhau.


Chim chóc thay đổi hành vi kết đôi vì ảnh hưởng khí hậu

Nhiều loài chim thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng, có nghĩa là chúng cặp đôi và chung sống với nhau trong ít nhất một mùa giao phối và nhiều cặp quay lại vào mùa sau từ năm này sang năm khác. Khi chim non ra đời, các chim cha mẹ phối hợp với nhau để chăm sóc đứa con chung cho đến khi chúng rời tổ. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới cho thấy những loài chim tưởng chừng như chung thủy nhất cũng có xu hướng thay lòng đổi dạ. Khi các chuyên gia thực hiện việc kiểm tra gene ở chim non, họ phát hiện nhiều con thực ra là hậu duệ của chim đực khác chứ không phải là con cái của chim đang đóng vai trò bố hiện tại. Chim chóc cũng có chuyện “ly dị”, theo kết quả nghiên cứu trong nhiều năm. Trong trường hợp đường ai nấy đi, các đối tượng kết đôi thành công trong một năm, nhưng năm sau lại chọn bạn tình khác.

Để xác định điều gì khiến các loài chim nổi tiếng là chung thủy vào con đường của kẻ lừa dối và lang thang vô định, chuyên gia về tiến hóa sinh học Carlos Botero (Đại học bang North Carolina) và đồng sự Dustin Rubenstein đã thu thập hơn 400 cuộc nghiên cứu về hành động phản bội và ly dị ở hơn 200 loài chim trên khắp thế giới. Họ dồn hết thông tin vào một cơ sở dữ liệu lớn và bắt đầu tìm kiếm mẫu số chung. Khi thời tiết trở nên hay thay đổi và khó đoán, chim chóc nhiều khả năng đi kiếm đối tượng mới, theo báo cáo trên chuyên san PLoS ONE. Chiến lược này cũng có cái lý của nó, như chuyên gia Botero giải thích. Chim có mỏ lớn và nặng dễ dàng chọc thủng được hạt có vỏ dày, một đặc điểm cho phép chúng sống được ở khu vực khô hạn. Nhưng mỏ lớn như vậy khiến chúng khó khăn khi di chuyển, nhất là ở những nơi mưa nhiều. Nếu thời tiết tiếp tục diễn biến khó đoán, lúc nắng nhiều, lúc mưa dầm, chim mái sẽ chọn chiến lược lý tưởng nhất. Chúng sẽ giao phối với nhiều con trống khác nhau để thu thập những gene tốt nhất cho con mình. Con trống cũng hành xử y như vậy.

Phát hiện trên cho thấy ảnh hưởng khó thấy của tình trạng thay đổi khí hậu đến hành vi của động vật, theo nhà điểu cầm học Mike Webster của Đại học Cornell (Mỹ). Thay vì đề cập đến những dấu hiệu dễ thấy như sự thay đổi lượng mưa, sông băng tan chảy… nghiên cứu của nhóm Botero đã nêu bật tầm quan trọng trong việc xác định những hiện tượng phức tạp hơn xảy ra dưới ảnh hưởng của tình trạng ấm lên toàn cầu. Điều thú vị là chuyên gia Botero cho rằng nghiên cứu của ông cũng có thể được dùng để giải thích thử tại sao con người đôi khi lạc lối. Có thể thay đổi khí hậu không chỉ ảnh hưởng chút ít đến nhân sinh hiện tại như mưa bão và cảm cúm, mà ảnh hưởng gián tiếp của nó đến thị trường chứng khoán hoặc các chỉ số kinh tế khác cũng có thể tạo nên tác động không mong muốn cho đời sống con người.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video