Ý tưởng sử dụng laser để biến khí quyển Trái Đất thành một kính phóng đại khổng lồ có thể nghe giống như trong truyện viễn tưởng. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng điều này có thể trở thành hiện thực trong 50 năm tới.
Hãng BAE Systems đã đưa ra ý tưởng sử dụng laser nhằm tạo ra các cấu trúc khí quyển có tính chất tương tự ống kính. Ý tưởng này có thể giúp do thám quân địch cũng như có thể trở thành một lá chắn phản vệ để bảo vệ máy bay.
Ý tưởng này có thể giúp do thám quân địch cũng như có thể trở thành một lá chắn phản vệ để bảo vệ máy bay.
Hãng gọi hệ thống này là Ống kính Khí quyển Tạo bởi Laser (Laser Developed Atmospheric Lens - LDAL) - một thiết bị sử dụng năng lượng laser trực tiếp thông qua một hệ thống thấu kính. Tuy mới chỉ là một ý tưởng, LDAL hoạt động dựa trên các cơ chế đã được biết đến và BAE Systems cho biết họ có thể chế tạo thiết bị này vào năm 2067.
Hệ thống LDAL.
Giáo sư Nick Colosimo, chuyên gia công nghệ và dự đoán tương lai tại BAE Systems cho biết: "Chúng tôi đang làm việc với những khối óc khoa học lỗi lạc nhất Anh Quốc và chúng tôi có khả năng kết hợp các công nghệ mới lạ nhằm phát triển các công nghệ quân sự theo nhiều cách mà 5-10 năm trước đây chúng ta không hề mơ tới".
Hệ thống này hoạt động bằng cách giả lập các hiện tượng tự nhiên nhằm thay đổi tạm thời khí quyển Trái Đất thành một cấu trúc tương tự thấu kính. Sự thay đổi cấu trúc này giúp cho "thấu kính" này có thể phóng đại hoặc đổi hướng của các loại sóng điện từ như ánh sáng và tín hiệu radio.
Ý tưởng này có điểm tương đồng với hai hiện tương tự nhiên - tính chất phản chiếu của tầng điện li và ảo ảnh sa mạc. Bằng cách sử dụng laser công suất cao và lợi dụng hiện tượng vật lí có tên "Hiệu ứng Kerr" để tạm thời làm nóng một khu vực khí quyển và thay đổi cấu trúc của khối khí quyển này.
Bằng cách sử dụng laser công suất cao và lợi dụng hiện tượng vật lí có tên "Hiệu ứng Kerr" để tạm thời làm nóng một khu vực khí quyển và thay đổi cấu trúc của khối khí quyển này.
Tầng điện ly là một lớp khí quyển tự nhiên nằm ở độ cao 40 dặm. Nó có thể phản chiếu sóng radio, cho phép người ta nghe được radio phát đi từ cách xa hàng dặm. Tín hiệu radio phản đập vào tầng điện ly và phản lại, đi qua khoảng cách rất xa trong không trung, tỏa đi khắp bề mặt Trái Đất.
Ảo ảnh sa mạc tạo ra ảnh ảo có nước ở sa mạc do không khí nóng gần bề mặt bẻ cong ánh sáng đưa lên mắt người đang nhìn về phía xa. Bằng cách lời dụng các hiện tượng này, LDAL cho phép cảm biến máy bay thu thập nhiều ánh sáng hơn từ khu vực bên dưới thấu kính, đem lại hình ảnh rõ nét hơn.
LDAL cho phép cảm biến máy bay thu thập nhiều ánh sáng hơn từ khu vực bên dưới thấu kính, đem lại hình ảnh rõ nét hơn.
Bằng cách tạo ra các khối khí quyển được ion hóa nhỏ, hệ thống có thể tạo ra một cấu trúc phản chiếu có thể ngăn chặn tia laser của địch nhằm bảo vệ máy bay.