Lịch Maya không hề đề cập đến tận thế

Dù trễ, nhưng kết quả nghiên cứu mới đã xác nhận rằng chu kỳ Bak’tun thứ 13 theo lịch của người Maya chấm dứt vào cuối năm 2012, mà chẳng kèm theo điềm dữ nào.

Kết quả phân tích đồng vị carbon ở một thanh xà trong đền thờ tại Guatemala đã xác nhận bộ lịch Đếm Dài thực sự chấm dứt chu kỳ vào tháng 12/2012. Và nếu phát hiện này sớm được công bố trước ngày 21/12/2012, nhân loại đã chẳng phải một phen hốt hoảng về những lời đồn đại về tận thế.


Hình khắc trên thanh xà cổ tại thành phố Tikal - (Ảnh: Nature)

Lịch Đếm Dài là một hệ thống phức tạp gồm các vạch và chấm hiển thị 5 đơn vị thời gian: Bak’tun (144.000 ngày); K’atun (7.200 ngày), Tun (360 ngày), Winal (20 ngày) và K’in (1 ngày). Ngày bắt đầu bộ lịch trên vẫn là một điều bí ẩn, và giới khoa học vẫn không lần được manh mối mà người Maya dựa vào đó để xác định khởi điểm. Bộ Lịch Dài được sao chép với tốc độ nhanh như chớp xuyên suốt những khu vực dân cư trên vùng đất thấp ở châu Mỹ. Trong giai đoạn từ năm 600 đến 900, nó hiện diện tại hơn 40 trung tâm khác nhau, được sử dụng để theo dõi và tổ chức những sự kiện lịch sử quan trọng thời đó. Tuy nhiên, những sự kiện này, bao gồm những lần truyền ngôi trong hoàng tộc, thờ cúng, ăn mừng chiến thắng hoặc thất bại, vẫn chưa được xác định, do giới học giả không tìm được ngày khởi đầu bộ lịch.

Trên thực tế, hệ thống lịch Đếm Dài đã bị ngưng sử dụng từ trước khi dân châu Âu khai phá Tân thế giới, chưa kể chuyện những kẻ mang dã tâm thuộc địa hóa vùng đất đến từ Tây Ban Nha đã phá sạch mọi chứng cứ có thể giúp giới nghiên cứu thành lập mối dây liên hệ giữa lịch Maya với lịch châu Âu. “Nhiều giải pháp đã được đề xuất, viện dẫn đến dữ liệu lịch sử lẫn thiên văn học”, theo Giáo sư Douglas J.Kennett của Đại học bang Pennsylvania phản hồi trên chuyên san Scientific Reports. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng khả năng chênh lệch có thể lên đến 1.000 năm và đủ sức dấy lên cuộc tranh cãi mới.

Để so sánh ngày trên lịch Đếm Dài với lịch châu Âu trong nỗ lực tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra trong thế giới Maya xa xưa, nhóm của Giáo sư Kennett đã chuyển sang nghiên cứu một thanh xà bằng gỗ được chạm khắc tỉ mỉ, được phát hiện tại thành phố Tikal cổ đại thuộc Guatemala. Những hình khắc mô tả vua của Tikal là Jasaw Chan K’awiil. Dòng chữ kế bên diễn giải rằng ông đã đánh bại vua Yich’aak K’ahk’, biệt danh “Vuốt lửa” đến từ kinh đô đối thủ tại Calakmul. Sử dụng kết hợp thiết bị quang phổ kế khối, máy gia tốc độ phân giải cao để xác định đồng vị carbon-14, và mô hình thống kê về tỷ lệ tăng trưởng từ những thay đổi trong mật độ can xi, các nhà nghiên cứu xác định được thanh xà trên được chạm khắc vào khoảng năm 658 đến 696. Kết quả này khá tương đồng với phương pháp phổ biến nhất đang được sử dụng hiện nay, tức cách tính Goodman-Martinez-Thompson (GMT), do chuyên gia Joseph Goodman khởi xướng vào năm 1905 và được thế hệ sau điều chỉnh.

Theo ước tính GMT, chiến thắng của vua K’awiil diễn ra vào khoảng năm 695 đến 712. Thời điểm trên đã được xác định vào thập niên 1950 bằng phương pháp đo đồng vị carbon trên hai thanh gỗ lấy từ Tikal. Thông tin mới đã giúp xác nhận sự thay đổi khí hậu thời đó đã đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển và suy tàn của đế chế Maya cổ đại. Điều đó cũng có nghĩa là sự chấm dứt chu kỳ Bak’tun thứ 13 thực sự đã diễn ra vào năm ngoái, và chu kỳ mới được khởi động mà không kèm theo hiệu ứng hủy diệt nào cả.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video