Lịch sử cây viết chì

Ngày xưa, thời cổ La Mã (Rome), các scribe (học giả tôn giáo chuyên nghiệp thời này) viết trên giấy papyrus với một thanh kim loại có tên là stylus. Khi viết sẽ để lại dấu lợt nhưng đọc được. Sau đó những cây stylus được làm bằng chì. Ngày nay ta gọi là bút "chì" cũng từ cây stylus bằng chì này.

Graphite

Graphite Anh:

Than graphite

Vào năm 1564, tại Borrowdale, Anh quốc có một người tình cờ thấy ở rễ một cây bị nằm tróc gốc có than graphite. Vậy là cả  làng xầm xì bàn tán xôn xao cái hầm mỏ huyền bí này. Sau khi khai thác mỏ than chì này,  sự dùng graphite (than chì) được phổ biến sâu rộng. Graphite để lại dấu đậm hơn nhưng quá mềm và dễ gãy nên nó cần phải có vật để giữ. Đầu tiên những cây graphite được bao bằng dây. Sau đó graphite được đút trong thanh gỗ và khi dùng thì đẩy thanh graphite ra bằng tay. Bút chì được ra đời.

Lần đầu tiên bút chì được sản xuất tại Nuremberg, Đức, năm 1662. Từ lúc thời chiến tranh với nước Anh, bút chì dùng ở Mỹ được nhập cảng. Đến năm 1812 William Monroe, Massachusetts, mới chế bút chì Mỹ đầu tiên. Năm 1729 Benjamen Franklin quảng cáo  bán  bút chì trong tờ báo Pennsylvania Gazette của ông. George Washington dùng  cây bút chì dài 3 inches (7,5 cm) khi ông sống sót ở Ohio Territory năm 1762.

Graphite Mỹ:

Năm 1821, Charles Dunbar (anh em rể của tác giả Henry David Thoreau) khám phá một lớp trầm tích than graphite tại New England. Than graphite này được chứng nhận là  loại than tốt nhất từ trước đến giờ tìm thấy tại Hoa kỳ. Với phẩm chất tốt, bút chì hãng Thoreau được xem là loại tốt nhất nước Mỹ.

Graphite tại Siberia:

Trong  khi tìm vàng tại suối Siberia, một nhà buôn Pháp, Jean Pierre Alibert lượm được những miếng graphite rất mềm và tinh khiết. Nghĩ rằng mảnh chì đã trôi đi thật xa từ nguồn chính của nó, ông đã làm một cuộc hành trình vất vả (trekle) khoảng  270 miles để tìm ra nguồn của khám phá của ông. Từ đó ông  khai thác  mỏ chì gần hiếm quý này trong  7 năm và từ đó  thanh chì Trung quốc được  biết tiếng.

Lõi chì ngày nay:

Ngày nay lõi chì được pha trộn than graphite với đất sét (clay). Do liều lượng thay đổi của graphite trên đất sét, những người sản xuất viết chì có thể  định được độ cứng của  viết chì khi viết trên giấy.  Chữ "H" lấy từ chữ "hard" tức  là cứng. Độ cứng có số càng  lớn thì  viết chì càng cứng, để viết nét thật mảnh và lợt. Cũng như vậy chữ "B" lấy từ chữ "black" tức  là đen.  Đôi khi họ dùng chữ "F" từ chữ "fine" để chỉ rằng bút chì có thể  gọt  rất nhọn. Họ cũng có thể để chung  các tính chất với nhau, thí dụ viết chì có ghi chữ HB nghĩa là vừa cứng vừa đen, còn  có chữ "HH" nghĩa là rất cứng và "HHBBB" là rất cứng và thiệt là đen!

Gỗ để làm bút chì

Bút chì Mỹ được chế bằng  gỗ cedar

Đầu tiên, bút chì Mỹ được chế bằng  gỗ cedar đỏ miền Đông. Đó là  loại gổ cứng, khó bể, sống  tại Tennessee và những  miền khác của Nam Hoa kỳ. Những năm 1900 sản xuất bút chì cần nguồn gỗ thêm nên  họ đến các núi Sierra Nevada tại California. Nơi đây họ tìm thấy cedar thơm, một loại cây mọc rất nhiều, và họ lấy làm bút chì cao cấp. Cây cedar thơm của California nhanh chóng trở thành gỗ bút chì được  cả thế giới ưa chuộng. Để bảo đảm tiếp tục có cây cedar thơm, họ liên tục trồng giống  này thành rừng

Bút chì có cục gôm:

Hyman Lipman

Mẫu viết chì đầu tiên có gắn cục gôm nơi đầu là do Hyman Lipman ở Philadelphia chế ra năm 1858. Tuy nhiên  hiện nay hầu hết các  cây bút chì được bán  không  có cục tẩy!

Cục gôm đầu tiên  làm bằng  nhựa cây cao su. Càng  ngày gôm được chế bằng cao su nhân tạo và thêm đá bọt (pumice, là loại nham xốp nhẹ dùng để tẩy các vết dơ) nhưng sau đó được thay thế bằng vinyl. Vinyl là một loại chất dẻo bền và dai.

Vì sao bút chì được sơn màu vàng?

Bút chì được  sơn vàng  từ những  năm 1890 và màu vàng  sáng  này để các bạn tìm cho dễ vì nó dễ bị lẫn  lộn trên  bàn gỗ cùng  màu.

Trong những năm 1800, graphite tốt nhất được  nhập cảng từ Trung quốc.  Bởi vậy các  hãng chế tạo muốn cho mọi người biết rằng  bút chì của họ làm bằng  than graphite của Trung quốc. Bên Trung quốc, màu vàng  là màu vua chúa, là màu được trọng vọng. Người Mỹ sơn màu vàng sáng  trên bút chì để có cảm nhận "vua chúa" và cho thấy rằng cái ruột chì phẩm chất tốt của nó có liên  hệ với Trung  quốc.

Hiện nay hết 75% số bút chì tại Hoa kỳ được sơn  màu vàng.

Những danh nhân đã dùng bút chì:

Bút chì kim

John Steinbeck viết quyển The grapes of wrath và Cannery Row, đã dùng mỗi ngày cỡ 60 bút chì gỗ cedar. Ernest Hemingway, tác giả The old man and the sea và The snow of Kilimandjaro rất thích dùng cedar pencils để ghi tư tưởng của mình.

Trước  khi viết Walden, Henry David Thoreau chế ra bút chì trong  xưởng của cha ông. Bút chì của Thoreau được nổi tiếng  là cứng nhất và đen nhất Hoa kỳ.

Thomas Edison có sáng kiến giữ trong túi áo vest mình một đoạn bút chì dài 3,5 inches  để ghi. Bút chì là lối thoát tiêu biểu cho những người lính trong thời kỳ nội chiến Nam Bắc Mỹ

Leonardo Da Vinci thường dùng bút chì để phác họa

Theo Vietsciences
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video