Lở đất trên sao Hỏa

Những bức ảnh chụp được hoàn toàn ngẫu nhiên cho thấy những đám mây màu nâu đỏ di chuyển ngay dưới chân một con dốc khổng lồ dài đến 760m, từ đó sinh ra một vụ lở băng và bụi nguyên nhân có lẽ là do sự trượt lên nhau của các mảng địa hình.

Những tấm ảnh trên được ghi lại bởi camera độ phân giải cao HiRISE (High Resolution Imaging Science Experiment), thiết bị hiện đại nhất được đưa lên quỹ đạo của một hành tinh ngoài Trái Đất từ trước đến giờ.

Các nhà khoa học phát hiện ra hiện tượng trên trong khi đang xem xét những dấu hiệu của sự luân chuyển mùa trong năm ở các vùng khác nhau của sao Hoả. Họ nghiên cứu chuyên sâu về những sự thay đổi của lớp cacbon dioxit đóng băng bao phủ trên các “cồn cát đỏ” .Các nhà thiên văn học vẫn chưa hiểu tại sao sự trượt giữa các mảng địa hình lại xảy ra: liệu hiện tượng trên có mối liên hệ với sự luân chuyển mùa trong năm của hành tinh Đỏ?

Theo các chuyên gia, trước hết, đó là do các khối băng tuyết cùng với cát bụi đổ xuống sườn dốc và một phần của nó hoá hơi trong quá trình rơi. Các nhà chuyên gia cũng hy vọng từ đó sẽ hiểu được sâu hơn về vòng tuần hoàn nước trên Sao Hoả. Trong vài năm trở lại đây, các nhà hành tinh học đã chứng minh được từng có nước trên hành tinh này. Phần lớn nước đóng băng dưới các tầng đất hoặc ở hai cực tao nên chiếc “mũ chỏm” trắng cho hành tinh Đỏ khô cằn.




Đức Thoại (Theo Sciences et Avenir.com)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video