Lỗ đen thức giấc sau 30 năm, "nuốt sống" siêu sao Mộc

Lần đầu tiên, các nhà vật lý thiên văn tại Đại học Geneva ở Thụy Sĩ phát hiện một lỗ đen nuốt một hành tinh có khối lượng ước tính lớn gấp 15 lần sao Mộc.

Sự kiện này xảy ra tại trung tâm thiên hà NGC 4845, cách chúng ta khoảng 47 triệu năm ánh sáng, được các nhà khoa học quan sát nhờ vào vệ tinh Integral của Cơ quan Không gian Châu Âu (ESA) vốn khảo sát các vật thể vũ trụ bằng tia gamma.

Trong quá trình khảo sát, các nhà khoa học chú ý đến tín hiệu ánh sáng phát ra từ một lỗ đen ở trung tâm thiên hà NGC 4845 đã yên nghỉ từ 30 năm qua. Lỗ đen này thức dậy và nuốt hành tinh nói trên.

Lỗ đen mất từ 2 đến 3 tháng để chuyển hướng và nuốt 10% khối lượng hành tinh nói trên, phần còn lại phá vỡ và tồn tại trên quỹ đạo.

Nhóm khảo sát cho rằng lỗ đen của thiên hà 4845 có khối lượng lớn gấp 300.000 lần khối lượng mặt trời.

Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video