"Death Star" - cái tên được các nhà khoa học đặt cho Iapetus - một hành tinh mới đây vừa được phát hiện bởi kính thiên văn Kepler.
Các chuyên gia không biết chính xác làm cách nào mặt trăng của sao Thổ - Iapetus hình thành, song họ tin rằng nó được "sinh ra" từ thời kì đâu của một nền văn minh ngoài hành tinh.
Một đường kéo dài xung quanh đường xích đạo của mặt trăng và một hình dáng nghi là miệng núi lửa khổng lồ trên đầu giống y hệt một dạng vũ khí nhân tạo hư cấu, vốn vẫn xuất hiện trong hình ảnh dàn dựng của các bộ phim khoa học viễn tưởng.
Mô phỏng hình dáng thực của hành tinh nghi là "căn cứ điểm" của người ngoài hành tinh.
Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng, Iapetus là một hành tinh được xây dựng nên, nghĩa rằng nó không được tạo nên bởi tự nhiên.
Những hình ảnh đầu tiên thu được gây nghi ngờ đến nỗi, họ không lập tức công bố kết quả vì lo rằng người xem nghi ngờ đây chỉ là một sản phẩm của photoshop.
Dãy núi lửa khổng lồ có chiều dài 16.000km, rộng 20km quanh phần được cho là khu vực xích đạo Tyler của hành tinh Iapetus.
Iapetus là một trong số 62 vệ tinh quay quanh sao Thổ được biết đến, trong khi những vệ tinh đầu tiên trong số này được phát hiện bởi Giovani Domenico Cassini vào năm 1671.
Dựa vào các hình ảnh thu được, các chuyên gia kết luận trên mặt "hành tinh Chết" tồn tài một dãy núi khổng lồ có chiều dài 16.000km, trải rộng 20km xung quanh "khu vực xích đạo" chia cắt 2 phần riêng biệt. Nó còn được nhận định là đỉnh núi lửa cao nhất trong hệ mặt trời của chúng ta.
Bề mặt của "Hành tinh Chết".
Người ta cho rằng, Iapetus giống căn cứ của người ngoài hành tinh hơn, nước trên bề mặt của nơi này có mật đô thấp, chỉ 1,083 gam trên mỗi cm khối. Bề mặt nơi này được phủ một lớp băng mỏng, được cho là bức ngụy trang cho những công trình bí ẩn phía dưới.