Loài bướm "Thần chết" có khả năng "nói"

Côn trùng thường không có cơ quan phát âm, trừ một loài bướm duy nhất có tên kỳ lạ là “bướm đầu lâu” (phía trên lưng có hình một chiếc đầu lâu với hai đốt xương bắt chéo nhau) hay còn gọi là “bướm Thần chết”.

Nếu bị chọc tức, loài bướm này sẽ không im lặng như các loài côn trùng khác mà lập tức phản ứng lại bằng những tiếng kêu để phản đối kẻ đã xâm phạm đến sự bình yên của mình.


Bướm đầu lâu là loài bướm duy nhất có cơ quan phát âm.

Trong cổ họng của loài bướm khác thường này có một cơ quan đặc biệt để phát ra âm thanh. Phía trong của môi có một màng cứng bằng sừng (chitin) rung lên thành tiếng khi không khí đi qua. Âm thanh bướm đầu lâu phát ra khá lớn, nghe tựa như tiếng người gào thét.

Bướm đầu lâu có mặt khắp châu Âu, nơi mỗi độ hè về chúng lại từ châu Phi bay sang để sinh sản. Người ta thường gặp chúng không xa những cánh đồng khoai tây vì khi nở ra, ấu trùng của chúng (dưới dạng sâu róm) rất thích ăn lá cây này.

Khi ấu trùng lột xác thành bướm, thân chúng dài từ 4,6 đến 6cm, sải cánh khi căng ra dài tới 12cm. Khác các loài bướm khác, chúng có một chiếc vòi ngắn. Chúng không đậu trên hoa hút nhuỵ, mà thường “ăn cắp” mật đã luyện sẵn từ các đõ ong.

Mọi người rất ghét loại bướm này vì biểu tượng chiếc đầu lâu trên lưng chúng. Họ còn ghê sợ tiếng kêu giống như người của chúng mà người ta thường cho là nó báo trước một điềm gở.

Theo Vietnamnet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video