Loài cá Bắc bán cầu được tìm thấy ở Việt Nam

Lần đầu tiên các nhà khoa học tìm thấy loài cá phân bố chủ yếu ở Bắc bán cầu tại vùng biển Nha Trang (Khánh Hòa).

Mẫu vật của loài cá chình vân lưới Gymnothorax minor được nhóm nghiên cứu thu thập tại cảng cá Cửa Bé (Nha Trang, Khánh Hòa). Nó dài 363mm với con đực và con cái 270,5mm.


Hình dạng ngoài tiêu bản của loài Gymnothorax minor thu thập tại Nha Trang. (Ảnh: VAST).

Đặc điểm nhận dạng của loài là hệ thống vạch ngang màu đen chạy quanh thân. Cá chình vân lưới có giai đoạn lưỡng tính, tức là thay đổi giới tính đực và cái trong vòng đời. Tuy nhiên, mẫu vật nhóm thu được có sự phân biệt đực, cái rõ ràng. Sự khác biệt về giới tính được xác định bởi sự sắp xếp hàng răng trên xương khẩu cái và buồng trứng ở giai đoạn chưa thành thục sinh dục.

Theo giới khoa học, cá chình vân lưới chủ yếu phân bố ở Bắc bán cầu, giới hạn vùng biển Nhật Bản và phía nam của Trung Quốc. Vì vậy việc lần đầu tiên tìm thấy sự xuất hiện của chúng ở Việt Nam cho thấy phạm vi sinh sống của loài đã được mở rộng đến các vùng biển nhiệt đới.


Cấu tạo bộ răng và xương hàm của loài Gymnothorax minor: a: con đực, b: con cái. (Ảnh: VAST).

Nghiên cứu trên là kết quả của Chương trình hợp tác về khoa học biển ven bờ giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Cập nhật: 29/10/2016 Theo VnExpress/Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video