Loài cá kỳ lạ có đầu nhìn xuyên thấu

Một loài cá kỳ lạ sống ở vùng nước sâu có tên là cá mắt trống có cái đầu trong suốt và đôi mắt hình ống. Kể từ khi loài cá này được phát hiện vào năm 1939, các nhà sinh học đã biết được rằng đôi mắt của nó rất nhạy với ánh sáng. Tuy nhiên hình dạng của đôi mắt dường như đã khiến con cá có thị trường hình ống.

Cá mắt trống có đầu trong suốt như thủy tinh

Hiện nay các nhà khoa học đã khám phá ra rằng đôi mắt có thể quay được, cho phép con cá nhìn trực diện hoặc tìm kiếm vật thể ở phía trên qua cái đầu trong suốt của nó.

Cá mắt trống (Macropinna microstoma) thích nghi với môi trường sống tối đen như mực của vùng biển sâu nơi mà ánh sáng không tới được. Chúng sử dụng đôi mắt hình ống cực nhạy để tìm kiếm bóng dáng mờ nhạt của những con mồi trên đầu nó.

Cá mắt trống Macropinna microstoma có đôi mắt cực kỳ nhạy sáng có thể quay trong một bộ phận hình khiên chứa đầy dịch lỏng trong suốt trên đầu. Đôi mắt hình ống của nó nằm sâu bên trong đầu được che phủ bởi các thấu kính màu xanh lá cây sáng. Đôi mắt hướng lên trên (như trên ảnh) khi con cá tìm kiếm nguồn thức ăn ở trên đầu nó. Đôi mắt hướng xuống dưới khi nó đang ăn. Hai điểm ngay trên miệng con cá không phải là mắt của nó. Trên thực tế đó là cơ quan khứu giác tương tự như lỗ mũi của con người vậy.

Tuy nhiên các nhà khoa học đã từng cho rằng đôi mắt chỉ có thể hướng lên trên. Điều này khiến con cá không thể nhìn được phía trước mặt nó, và cũng rất khó để nó có thể bắt những con môi bằng cái miệng nhọn nhỏ bé của mình.

Bruce Robinson và Kim Reisenbichler thuộc Viện nghiên cứu Monterey Bay Aquarium đã sử dụng băng tư liệu thu được từ máy quay điều khiển từ xa để nghiên cứu cá mắt trống ở tận miền trung California. Ở độ sâu 2.000 đến 2.600 fit (600 đến 800 m), máy quay ghi được hình ảnh những con cá này gần như bất động trong nước, đôi mắt của chúng phát ra ánh sáng xanh lá cây sống động dưới ánh sáng của máy quay.

Hầu hết những chi tiết miêu tả và minh họa hiện nay về loài cá này không thể hiện được bộ phận hình khiên chứa đầy dịch lỏng nói trên, có lẽ bởi cấu trúc mỏng manh này đã bị phá hủy khi con cá bị mắc vào lưới và bị đưa lên bờ.

Robinson và Reisenbichler thật may mắn khi đưa được một chú cá mắt trống còn sống lên bờ sau khi quăng lưới. Sau vài giờ để con cá sống trong bể trên thuyền, họ đã có thể khẳng định rằng con cá quay đôi mắt hình ống của nó khi nó đổi tư thế cơ thể từ dạng nằm ngang sang tư thế thẳng đứng.

Cá mắt trống chỉ dài có vài inch được cho là ăn các loài cá nhỏ và sứa. Sắc tố xanh lá cây trong đôi mắt của chúng có thể lọc được ánh sáng đến trực tiếp từ mặt biển, giúp con cá xác định các điểm phát sáng sinh học của sứa hoặc các loài động vật khác ở ngay trên đầu nó. Khi nó phát hiện ra con mồi (ví dụ như một con sứa đang trôi nổi), nó sẽ quay đôi mắt về phía trước và bơi lên trên.

Phát hiện được công bố trên tờ Copeia.

G2V Star (Theo LiveScience)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video