Loài ốc chân vảy thép dưới đáy đại dương có nguy cơ tuyệt chủng

Loài ốc sên với phần thân phủ đầy vảy sắt dường như chỉ có trong các phim khoa học viễn tưởng nhưng ở đáy biển sâu của Ấn Độ Dương, những con ốc này thật sự tồn tại.

Julia Sigwart, nhà sinh vật học tại Viện nghiên cứu Senckenberg ở Frankfurt, Đức, là một trong những người hiếm hoi nhìn thấy ốc sên chân vảy (Chrysomallon squamiferum) hay còn gọi là tê tê biển. Bà cho biết: “Nó trông giống như một hiệp sĩ bọc thép đang bò lổm ngổm dưới đáy biển sâu".

Môi trường sống của loài ốc sên này rất khắc nghiệt. Chúng sống dưới đáy đại dương, trên các miệng phun thủy nhiệt. Các miệng phun thủy nhiệt này có chứa các hóa chất độc hại và có thể đạt nhiệt độ hơn 300 độ C, theo Guardian.

Toàn bộ cơ thể và lối sống của ốc sên phụ thuộc vào những vi khuẩn phát triển bên trong một chiếc túi đặc biệt ở cổ họng của chúng. Những vi khuẩn này giúp chuyển các hóa chất từ các miệng phun thủy nhiệt thành năng lượng nuôi sống cơ thể ốc chân vảy.

Vào năm 2019, các nhà khoa học nghiên cứu ra rằng lớp vảy trên thân của loài này không phải để bảo vệ khỏi sự tấn công của loài săn mồi mà là để ngăn chặn mối đe dọa độc hại đến từ bên trong.

Vi khuẩn tích tụ trong cổ họng của ốc chân vảy tiết ra lưu huỳnh dưới dạng chất thải. Chất này có thể khiến ốc tử vong.

Cấu trúc bên trong vảy của ốc chân vảy hoạt động như những ống xả cực nhỏ, giúp hút chất lưu huỳnh ra khỏi mô mềm của chúng và đưa nó ra ngoài.


Ốc chân vảy được thêm vào sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. (Ảnh: IUCN).

Dù nơi sinh sống của loài ốc này có diện tích nhỏ hơn 0,025 km2, khu vực này lại là mục tiêu khai thác dưới đáy biển sâu.

Các công ty khai thác đang tìm kiếm vàng, bạc và các kim loại quý khác dưới đáy biển sâu. Nếu những khu vực sinh sống vốn nhỏ hẹp của ốc chân vảy bị tác động, chúng sẽ sớm biến mất.

Đó là lý do tại sao nhóm của bà Sigwart đề xuất đưa loài ốc chân vảy vào danh sách những loài có nguy cơ tuyệt chủng trong sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Bà cho rằng: “Đây là một công cụ truyền thông cực kỳ mạnh mẽ”. "Khi bạn nói một loài nào đó đang bị đe dọa, mọi người trên thế giới đều hiểu điều đó".

Trong số 184 loài đặc hữu sống trên các miệng phun thủy nhiệt, chỉ có 25 loài không bị coi là có nguy cơ tuyệt chủng.

Cập nhật: 05/08/2022 Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video