Loại pin mới hoạt động ngay cả khi bị gấp lại hoặc cắt đôi

Một nguyên mẫu pin lithium-lưu huỳnh (Li-S) mới có thể hoạt động ngay cả khi bị gấp hoặc cắt đôi vừa được Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc (UEST) trình làng.

Mặc dù được sử dụng khá phổ biến trong ô tô điện, điện thoại di động…, nhưng pin lithium-ion lại có tuổi thọ ngắn, dễ hư và có độ an toàn thấp.


Loại pin này vẫn hoạt động ngay cả sau khi bị cắt đôi.

Để khắc phục, UEST đã nghiên cứu cải thiện độ ổn định và tuổi thọ của pin ở mức nhiệt độ cao bằng cách sử dụng chất điện phân dựa trên cacbonat. Một lớp được chèn vào giữa chất điện phân và cực âm để ngăn lưu huỳnh hòa tan, làm giảm dung lượng pin.

Axit polyacrylic (PAA) được xác định là vật liệu lý tưởng cho lớp bổ sung này. Sử dụng cực âm sunfua sắt được phủ PAA, vẫn giữ được 72% dung lượng ban đầu ngay cả sau 300 chu kỳ sạc-xả.

Sản phẩm đầu tay của UEST là pin dạng túi, có thể bảo toàn các đường dẫn điện mặc dù bị hư hỏng vật lý. Điều này thật đáng kinh ngạc vì nó vẫn hoạt động ngay cả sau khi bị cắt đôi.

Khám phá trên của UEST mở ra "cánh cửa" cho ứng dụng của pin Li-S, cũng như pin lithium-molypden và lithium-vanadi, nơi mà tính ổn định lâu dài và mật độ năng lượng cao là tiêu chí cần thiết.

Nếu loại pin này thành công, việc lưu trữ năng lượng sẽ được tăng cường và được xem là cuộc cách mạng hóa trong lĩnh vực pin trong tương lai.

Cập nhật: 04/10/2024 PNVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video