Các chuyên gia khảo cổ cho biết, thời cổ đại hải quân Hy Lạp từng quăng loài rắn kịch độc Javelin San Boa (Hổ mang sa mạc) sang tàu kẻ thù.
Hổ mang sa mạc chưa được ghi nhận chính thức ở Italy trong 80 năm qua, tuy nhiên người dân cho biết, họ thấy có những dấu hiệu cho thấy loài rắn này có lẽ vẫn đang tồn tại trên đảo Sicily.
Loài rắn hổ mang kịch độc được dùng làm vũ khí chiến tranh.
Các chuyên gia chuyên nghiên cứu về loài rắn đã phát hiện nhiều chi họ thuộc loài rắn hổ cát, điển hình như Eryx jaculus ưa sống trong khu vực đầy cồn cát và rừng cây xung quanh khu du lịch nghỉ dưỡng Licata, trên bờ biển phía Nam đảo Sicily.
Họ tin rằng loài rắn này từng được đế quốc Hy Lạp sử dụng làm vũ khí khi tấn công và chiếm đảo vào thời cổ đại.
Khu vực nơi rắn hổ sa mạc được phát hiện nằm gần 2 pháo đài cổ, một pháo đài được xây dựng trong thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên và pháo đài còn lại được xây dựng trong thế kỷ 4 sau Công nguyên.
Loài rắn này được được Hy Lạp cổ đại sử dụng cho nghi lễ tôn giáo, thậm chí vũ khí chiến tranh, theo các chuyên gia.
Khám phá về tiêu bản hóa thạch rắn hổ sa mạc ở Italy được công bố vào ngày 31/12/2015 trên tạp chí khoa học Acta Herpetogica:
"Người Hy Lạp từng sử dụng rắn làm mũi lao cực độc, phóng chúng vào tàu đối phương nhằm gây ra hoảng sợ, trước khi tấn công tiêu diệt kẻ thù", nhóm nghiên cứu cho hãng thông tấn ANSA biết.
Loài rắn này nhỏ bé, chỉ dài khoảng 50cm, ăn thằn lằn, chuột và ốc sên. (Ảnh: Arkive.org).
Các nhà khoa học đã phát hiện ra 6 cá thể rắn trong quá trình nghiên cứu, cụ thể: 3 con còn sống và 3 con chết vì bị xe cộ cán phải.
Họ tin chắc loài rắn đó sống ở Sicily đã hàng trăm năm, nhưng khó ai có thể phát hiện vì bản năng săn mồi vào ban đêm, ưa sống dưới lòng đất và bản tính lẩn tránh con người của chúng.
Rắn hổ sa mạc cũng được tìm thấy ở Hy Lạp, miền Nam khu vưc Balkan, Bắc Phi và Trung Đông.