Loài ruồi nhiều lông chuyên bơi dưới nước

Một loài ruồi sở hữu "lá phổi ngoài" giúp chúng có thể sinh trưởng mạnh mẽ tại nơi hầu như không loài sinh vật nào sống được.

Hồ Mono, bang California, Mỹ, là nơi trú ngụ của loài ruồi nhiều lông Ephydra hians, theo National Geographic. Các nhà nghiên cứu phát hiện loài ruồi lặn này có thể chịu độ kiềm cao trong nước hồ để lặn xuống kiếm ăn và đẻ trứng. Những sợi lông trên cơ thể chúng tạo ra một bong bóng khí bao xung quanh, hoạt động như một lá phổi bên ngoài.

Nghiên cứu về ruồi nhiều lông là công trình của Floris van Breugel, thành viên của Hiệp hội Địa lý Quốc gia về Khám phá và Nghiên cứu và nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ở Đại học Washington. Hiệp hội Địa lý đã tài trợ cho van Breugel nghiên cứu về những con ruồi sống ở hồ Mono.


Loài ruồi Ephydra hians nhiều lông và sống được bên dưới nước có độ kiềm cao ở hồ Mono, bang California. (Ảnh: Floris van Breugel).

Số lượng ruồi sống ở hồ rất ấn tượng. Chúng dày đặc đến nỗi mật độ vào khoảng 2.000 con ruồi trên một vùng có kích thước chỉ bằng một tấm bưu thiếp. Van Breugel ước tính vào cao điểm mùa hè, có khoảng 100 triệu con ruồi bay xung quanh hồ Mono. "Bạn sẽ thấy chúng bò dưới mặt nước bên trong những bóng khí nhỏ", van Breugel nói.

Van Breugel và đồng nghiệp muốn tìm hiểu cách những con ruồi ưa kiềm ở hồ Mono lặn dưới nước, nơi có lượng muối cao gấp ba lần và nhiều kiềm hơn cả đại dương, mà không bị ướt. Sinh vật duy nhất từng được ghi nhận sống quanh năm trong môi trường như vậy là loài tảo quang hợp và một loài tôm nhỏ. Nghiên cứu của nhóm van Breugel được công bố hôm 20/11 trên tập san của Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ.

Các nhà khoa học chế tạo một bộ cảm biến có thể đo các lực nhỏ. Họ cũng đặt những con ruồi chịu kiềm vào những môi trường khác nhau để tiến hành thí nghiệm. Nhóm nghiên cứu rất ngạc nhiên khi nhận thấy nước hồ càng đậm đặc thì ruồi càng dễ chết đuối hơn. Họ phát hiện nguyên nhân do natri carbonat. Natri carbonat khiến cho ruồi chịu kiềm khó duy trì cơ thể khô ráo hơn vì nước dễ thấm vào không gian giữa các sợi lông của chúng.

Sự thích nghi và tiến hóa qua các đời giúp ruồi chịu kiềm có nhiều lông hơn 36% so với mức trung bình của các loài ruồi khác mà nhóm nghiên cứu sử dụng để thí nghiệm. Lông của ruồi được bọc trong một loại sáp đặc biệt, cho phép cho chúng luôn khô ráo.

Theo các nhà khoa học, sự biến đổi về lông này có ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái vì hồ Mono là điểm dừng chân của hơn 2 triệu con chim di cư mỗi năm. Khoảng 85% số lượng mòng biển California làm tổ trên những hòn đảo tại hồ Mono. Phát hiện của van Breugel là một ví dụ chứng minh sự tiến hóa nhỏ như số lượng lông của một loài ruồi vẫn có thể tác động đến cả hệ sinh thái.

Cập nhật: 27/11/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video