Loài sứa độc khổng lồ “tái xuất” sau gần 60 năm biến mất

Loài sứa Rhizostoma luteum cực hiếm sau 60 năm tưởng như đã biến mất khỏi Trái đất bất ngờ được công bố sẽ được trưng bày tại Anh sắp tới.


Những con sứa Rhizostoma luteum hiếm gặp sắp tới sẽ được trưng bày tại Anh.

Sứa Rhizostoma luteum là loài sứa có độc chủ yếu sống ở phía đông Đại Tây Dương và trong suốt 6 thập kỷ nó không còn được ghi nhận bắt gặp trong tự nhiên cho tới năm 2013 mới được bắt gặp trở lại.

Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1827 và được bắt gặp tại khu vực bán đảo miền nam Iberia và phía bắc bờ biển của châu Phi… Loài sứa này có thể phát triển dài hơn 2m và tương đối độc.

Điểm đặc biệt của loài sứa này còn ở chỗ khi nó trưởng thành sẽ có một màu xanh tuyệt đẹp.

“Chúng tôi thực sự vui mừng khi có thể giới thiệu một sinh vật rất hiếm người bắt gặp. Các chuyên gia của chúng tôi trong thời gian tới sẽ tiếp tục lai tạo loài sứa này”, Helen Bull, Tổng Giám đốc Thủy cung ở Lon Don cho biết.

Tổng giám đốc Thủy cung của Lon Don cũng tiết lộ trong buổi trưng bày sắp diễn ra còn có khoảng 3.000 con sứa được trưng bày với nhiều giống được lai tạo.

Cập nhật: 02/11/2018 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video