Loại vải dệt có thể hòa tan trong nước nóng

Khi không muốn dùng loại vải dệt này nữa, bạn có thể hòa tan chúng và tái chế gelatin thành nhiều sợi vải.

Các nhà nghiên cứu và thiết kế tại Viện ATLAS của Đại học Colorado Boulder (Mỹ) mở ra một hướng đi mới cho thời trang trong tương lai, khi làm ra một loại vải dệt có thể hòa tan trong nước nóng và tái chế.


Sợi dệt sinh học từ gelatin với nhiều màu khác nhau - (Ảnh: Utility Research Lab).

Trong một nghiên cứu mới, nhóm đã phát triển một loại máy DIY (do it yourself, nghĩa là "tự làm") có thể kéo sợi dệt từ các vật liệu như gelatin có nguồn gốc bền vững, theo trang Techxplore ngày 17-6.

Nhóm bắt đầu với gelatin - loại protein đàn hồi thường có trong xương và móng của nhiều loài động vật, vì hằng năm các nhà sản xuất thịt thường chuyển một lượng lớn gelatin không đạt chuẩn cho các hãng mỹ phẩm hay thực phẩm.

Nhóm nghiên cứu quyết định biến gelatin này thành vật liệu có thể mặc được.

Máy DIY của nhóm sử dụng ống bơm nhựa để làm nóng và ép ra những giọt hỗn hợp gelatin lỏng. Sau đó, 2 bộ con lăn trong máy sẽ kéo gelatin thành sợi dài và mảnh.

Loại "sợi dệt sinh học" của nhóm có cảm giác giống sợi lanh và có thể hòa tan trong nước nóng từ vài phút đến một giờ.

"Khi không muốn những loại vải này nữa, bạn có thể hòa tan chúng và tái chế gelatin thành nhiều sợi vải hơn nữa", đồng tác giả nghiên cứu Michael Rivera, làm việc tại Viện ATLAS, cho biết.


Máy dệt sợi gelatin chỉ tốn 560 USD để chế tạo - (Ảnh: Utility Research Lab).

Nghiên cứu giúp giải quyết một vấn đề liên quan đến rác thải dệt may đang gia tăng trên toàn cầu. Theo Cơ quan Bảo vệ môi trường của Mỹ, tính riêng năm 2018, người dân nước này đã thải ra hơn 11 triệu tấn hàng dệt may tại các bãi rác, chiếm gần 8% tổng lượng chất thải rắn ở đô thị trong năm đó.

Nhóm nghiên cứu cũng mở ra hướng đi mới cho ngành thời trang. Chiếc máy của họ đủ nhỏ để đặt trên bàn và chỉ tốn 560 USD để làm ra. Nhóm hy vọng máy sẽ giúp các nhà thiết kế trên thế giới thử nghiệm việc tạo ra sợi sinh học của riêng họ.

Người dùng có thể tùy chỉnh độ bền và độ đàn hồi cũng như màu của sợi vải.

Nghiên cứu đăng trên tạp chí Proceedings of the CHI Conference on Human Factors in Computing Systems.

Xu hướng dệt may thông minh

Nghiên cứu được đưa ra trong bối cảnh các tín đồ thời trang và những người khác theo đuổi xu hướng "dệt may thông minh".

Ví dụ, mẫu áo khoác Levi's Trucker Jacket hợp tác cùng nền tảng Jacquard của Google trông như áo khoác denim nhưng có cảm biến để kết nối với điện thoại thông minh. Tuy nhiên, bà Rivera cho biết loại áo này không thể tái chế được do khó tách denim khỏi sợi đồng và thiết bị điện tử trong áo.

Nhóm đã tạo ra các cảm biến nhỏ từ sợi gelatin, bông và sợi dẫn điện, tương tự áo khoác Jacquard. Sau đó, nhóm ngâm những mảnh vải này vào nước ấm và dễ dàng tách các sợi dẫn điện ra để tái chế.

Cập nhật: 22/06/2024 Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video