Loạt phát hiện cực thú vị về thiên hà lùn IC 4710

Thiên hà lùn IC 4710 bất ngờ lọt tầm ngắm các nhà khoa học cùng những phát hiện cực thú vị. Người ta cho rằng thiên hà bất thường này đã bị méo mó theo thời gian, thông qua lực hấp dẫn ngoài khi tương tác hoặc sáp nhập các thiên hà khác.

Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã chụp được một hình ảnh mới lạ của thiên hà lùn IC 4710.


Cấu trúc thiên hà này không đều và hỗn độn. (Nguồn ảnh: Phys).

Thiên hà IC 4710 còn được gọi là LEDA 61922 và IRAS 18235-6700, được phát hiện năm 1900 bởi nhà thiên văn học người Mỹ DeLisle Stewart.

Nó nằm cách chừng khoảng 27,7 triệu năm ánh sáng ở chòm sao phía nam Pavo.

IC 4710 được xếp loại như một thiên hà lùn không đều.

Như cái tên cho thấy, cấu trúc thiên hà như vậy là không đều và hỗn độn, không có các khoang lồi trung tâm và cánh tay xoắn ốc - rõ ràng khác với các thiên hà xoắn ốc hoặc hình elip.

Người ta cho rằng thiên hà bất thường này đã bị méo mó theo thời gian thông qua lực hấp dẫn ngoài khi tương tác hoặc sáp nhập với các thiên hà khác.

Hình ảnh mới này của IC 4710 được chụp từ Camera An ninh tiên tiến của của Hubble (ACS) trong bộ phận quang học cận hồng ngoại và quang phổ.

Hình ảnh xây dựng trên dữ liệu thu được qua hai bộ lọc: bộ lọc băng rộng V-band (F606W) và bộ lọc cận hồng ngoại (F814W).

Cập nhật: 12/06/2018 Theo kienthuc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video