Loạt tranh minh họa hé lộ cách người Nhật thời Edo nhìn nhận thế giới phương Tây

Loạt tranh mà bạn chuẩn bị chiêm ngưỡng dưới đây lấy từ cuốn sách Osanaetoki Bankokubanashi từ năm 1861 (truyện và tranh minh họa của trẻ em từ 10.000 quốc gia), được viết bởi Kanagaki Robun, minh họa bởi Utagawa Yoshitora - 8 năm sau khi Commodore Perry yêu cầu Nhật Bản mở rộng biên giới, giao thương với các quốc gia phương Tây.

Thời kỳ Edo ở Nhật Bản kéo dài từ năm 1603 đến năm 1868, là giai đoạn mà Xứ sở hoa Anh đào có nhiều sự khác biệt so với phần còn lại của thế giới. Thơ ca, văn học và hội họa của thời kỳ này phản ánh rất sâu sắc lối suy nghĩ, cách sống cũng như tập quán của người Nhật hàng trăm năm về trước.


Cuốn sách truyện Osanaetoki Bankokubanashi.

Tuy nhiên, vào cuối thời Edo, người Nhật tỏ rõ hứng thú với văn hóa phương Tây. Mới đây, Nick Kapur, một nhà sử học Nhật Bản và Đông Á, đã tweet loạt tranh minh họa trong một cuốn sách cổ từ thời Edo, cho thấy cách Nhật Bản nhìn nhận thế giới bên ngoài, đặc biệt là các nước phương Tây.


Tranh minh họa George Washington đang tập bắn cung tên, bên cạnh là "Nữ thần của nước Mỹ".

Trong bức tranh này, George Washington được gọi là "cha của nước Mỹ", tên ông trong bằng chữ kanji có nghĩa là "câu chuyện", "thánh thần" hoặc "phía đông".

Loạt tranh mà bạn chuẩn bị chiêm ngưỡng dưới đây lấy từ cuốn sách Osanaetoki Bankokubanashi từ năm 1861 (truyện và tranh minh họa của trẻ em từ 10.000 quốc gia), được viết bởi Kanagaki Robun, minh họa bởi Utagawa Yoshitora - 8 năm sau khi Commodore Perry yêu cầu Nhật Bản mở rộng biên giới, giao thương với các quốc gia phương Tây.


George Washington dậm chân lên đầu con hổ, đánh nhau tay bo.


John Adams, phó Tổng thống đầu tiên và cũng là Tổng thống thứ 2 của Mỹ, đang đánh nhau với mãng xà.


Benjamin Franklin tay không ôm khẩu đại bác và khai hỏa theo sự chỉ đạo của John Adams.

Khi người dùng Twitter đặt ra câu hỏi, vì sao người Mỹ lại có nét mặt y hệt người châu Á như vậy, Kapur giải đáp: Đơn giản vì họa sĩ không biết người phương Tây mặt mũi ra sao do nước Nhật bị cô lập đã hàng trăm năm, vì vậy chỉ có thể vẽ ra những gì quen thuộc.


Thậm chí, có cả sự tích John Adams lơ là, khiến mẹ bị một con mãng xà xơi tái.


Tiếp theo, John Adams tìm gặp một bà tiên trên núi để tìm cách trả thù con mãng xã đã giết hại mẹ mình.


Bà tiên triệu hồi một con đại bàng khổng lồ nhằm giúp đỡ John Adams.


Với sự trợ giúp của đại bàng, John Adams đã giết được mãng xà, trả thù cho mẹ.

Dù danh tính nhân vật trong cuốn sách này hầu hết là thật nhưng các chi tiết lại được thần thoại hóa. Bạn có thể truy cập Twitter của Kapur để chiêm ngưỡng thêm. Hoặc xem toàn bộ cuốn sách tại thư viện số của Đại học Waseda.

Cập nhật: 20/11/2018 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video