Lọc nước bị nhiễm thạch tín

10 triệu người có thể mắc bệnh vì nước giếng khoan, đặc biệt là nguy cơ ô nhiễm chất thạch tín. Bài toán có vẻ như nan giải này lại có thể được giải quyết bằng kinh nghiệm lọc nước bằng phương pháp truyền thống của Bangladesh.

GS Gadgil và túi lọc arsenic (Ảnh: TTO)

Thật ra vấn đề này đã được các nhà khoa học biết cách đây 10 năm. Cũng giống như ở nước ta, nước bị nhiễm thạch tín được đánh giá nguy hiểm cho những giếng khoan của dân nghèo ở Bangladesh. Vấn đề này càng được xem là nghiêm trọng vì các nhà khoa học dự báo sẽ có 10% trên tổng số 130 triệu dân của nước này sẽ tử vong vì nước giếng khoan nhiễm độc này.

Nhà khoa học Askhok Gadgil thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley đã nghiên cứu những giải pháp ít tốn kém song hiệu quả, giúp 60 triệu dân Bangladesh có thể yên tâm sử dụng nguồn nước giếng khoan bị nhiễm thạch tín. Gadgil và các cộng sự đã khám phá ra rằng trong tro than có chứa chất ferric hydroxide và đây là một chất có khả năng hấp thu thạch tín.

Tro than đây là những hạt thật nhỏ có kích thước từ 1 - 10 micron (bé hơn so với sợi tóc người có kích thước 100 micron). Do vậy dù với một lượng nhỏ, tro vẫn có thể phản ứng với thạch tín. Các thí nghiệm cho thấy mẫu nước nhiễm độc thạch tín ở mức 2.400ppb (parts per billion), sau khi lọc, thạch tín giảm còn 10 ppb. Theo tiêu chuẩn của Bangladesh, nước uống an toàn là 50ppb. Theo tính toán, 5 gram tro than có thể lọc khoảng 11 lít nước, có mức độ nhiễm thạch tín trung bình 400ppb, thành nước an toàn cho việc ăn uống.

Ngoài ra, than do được đốt nóng đến 800oC nên tro là một dạng bột vô trùng. Tro than là một loại nguyên liệu hết sức đơn giản và rất dồi dào. Theo tính toán, tro chiếm đến 40% khối lượng sau khi đốt than. Những túi lọc chứa tro than cỡ gói trà túi lọc có thể làm sạch thạch tín trong nước đủ để thỏa mãn nhu cầu nước  uống cho sáu người trong một ngày. Có thể hướng dẫn người dân tự làm những túi nhỏ tro than lọc sạch nước, chi phí tốn khoảng 0,3 USD/người/năm.

Thật khó mà tin được rằng chỉ dùng tro mà Gadgil cùng các cộng sự đã cung cấp một thứ nước an toàn cho dân nghèo. Hiện nay hệ thống này được nhiều nước sử dụng như Mexico, Philippines, Ấn Độ và một số nước khác

Theo tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video