Lượng khí CO2 sẽ đạt mức kỷ lục trong tương lai

Theo các chuyên gia nghiên cứu về sự biến đổi khí hậu, lượng khí thải CO2 sẽ đạt đến mức kỷ lục nếu như nhiệt độ và mực nước biển tiếp tục tăng.

Các chuyên gia của Hiệp hội Khí tượng Mỹ mới đây đã đưa ra bản báo cáo cho thấy, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, nồng độ khí CO2, mực nước biển, nhiệt độ toàn cầu và nhiều chỉ số khí hậu quan trọng khác đều gia tăng so với năm ngoái.


Hình ảnh nhiệt độ bề mặt biển vào năm 2013. Khu vực màu đỏ cho thấy nhiệt độ bề mặt biển tăng lên cao; màu xanh biểu trưng cho nền nhiệt cao hơn mức trung bình.

Theo đó, các chuyên gia đã dựa vào số liệu được cung cấp bởi 425 nhà khoa học đến từ 57 quốc gia trên thế giới. Những bản báo này đưa ra chỉ số khí hậu toàn cầu, sự kiện thời tiết đáng chú ý và dữ liệu khác được thu thập từ trạm giám sát môi trường, công cụ đo lường không khí, đất, biển, băng.


Mức độ khí CO2 đo được trong khí quyển ở Hawaii là hơn 400ppm vào năm 2013.

Kathryn Sullivan - nhân viên của Cục quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết: "Những phát hiện này giúp củng cố những số liệu mà các nhà khoa học đã thu thập trong nhiều thập kỷ qua nhằm chứng minh rằng, hành tinh của chúng ta đang ngày một trở nên ấm áp hơn".

Mức độ khí CO2 đo được trong khí quyển ở Hawaii là hơn 400ppm vào năm 2013 - mức cao nhất trong lịch sử nhân loại.


Với nhiệt độ không khí và nước biển dâng cao, các sông băng núi tiếp tục thu hẹp lại. Hình ở đây là Careser Glacier (Ý) vào năm 1933 (trên) và 2012 (dưới).

Lượng CO2 tăng sẽ làm nhiệt độ Trái đất nóng lên và kết quả là băng ở hai cực tan, nước biển tăng và sẽ có nhiều người mất nhà cửa. Thậm chí, tới cuối thế kỷ này, một số nơi như quốc đảo Maldives sẽ chìm trong biển nước nếu như Trái đất vẫn tiếp tục nóng lên.


Bản đồ cho thấy mực nước biển trung bình trong năm 2013 đang ở trên hoặc dưới mức trung bình. Khu vực có mực nước biển tăng lên đến cao hơn so với mức trung bình năm 1993-2010 có màu xanh, mức độ trung bình có màu trắng và nơi mà mực nước biển giảm xuống dưới trung bình có màu nâu.

Nhiệt độ không khí trên toàn thế giới cũng tăng lên đáng kể, đây một phần là kết quả của nhiều khối băng tan, kéo theo đó là mực nước biển dâng cao. Nhiều thành phố như Fairbanks, Alaska... có 36 ngày nhiệt độ cao trên 27 độ C vào mùa hè năm ngoái. Cùng với đó là nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như siêu bão Haiyan - tàn phá phần lớn các nước Đông Nam Á trong tháng 11/2013.


Nhiệt độ bề mặt Trái đất năm 2013.

Kathryn Sullivan cho biết: "Chúng tôi đang tiếp tục tổng hợp lại những số liệu cụ thể để so sánh mức độ gia tăng nhiệt, mực nước biển, nồng độ CO2... để mọi người cùng nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường Trái đất hơn".

Mực nước biển: Do băng tan nhiều nên mực nước biển tăng 0,15 inch (3,8mm).

Băng ở Nam Cực: dù cho băng ở Nam Cực có tăng lên nhưng các sông băng trên đất liền của lục địa tiếp tục tan chảy và co nhỏ lại.

Băng ở Bắc Cực: Những tảng băng lớn ở Bắc Cực tan chảy nhanh, giảm khoảng 14% mỗi thập kỷ.

Thời tiết khắc nghiệt: Nhiều trận bão lớn như siêu bão Haiyan có tốc độ gió mạnh nhất từng được ghi lại của một cơn bão nhiệt đới với sức gió duy trì đạt 196 mph (315 km/h). Lũ lụt ở miền Trung châu Âu gây ra thiệt hại hàng tỷ đô la.

Nhiệt độ Trái đất: nền nhiệt trên Trái đất tăng nhanh nhiều vùng như Fairbanks, Alaska đã lập kỷ lục - 36 ngày với nhiệt độ ở mức 80 độ F (27 độ C) hoặc cao hơn thế.

Vùng biển ấm: nhiệt độ bề mặt biển trong năm 2013 cũng tăng cao.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video