Lưu diễn biến cuộc đời trong bộ nhớ nhỏ bằng hạt cát

Để ghi lại toàn bộ những gì đã diễn ra trong khoảng 70 năm của một đời người, thiết bị lưu trữ siêu nhỏ đó phải có dung lượng 27,7 terabyte (TB), tương đương với 450 máy nghe nhạc Apple iPod 60 GB.

Giải thích cho ý tưởng về Bộ nhớ cuộc đời (M4L - Memories for Life), Hội đồng nghiên cứu khoa học và vật lý EPSRC của Anh cho hay: "Việc xây dựng một phiên bản kỹ thuật số của con người là điều hoàn toàn khả thi. Nếu định luật Moore được duy trì, chúng ta có thể 'quay phim' liên tục mọi hoạt động của một ai đó từ khi sinh ra cho đến khi qua đời và nén trong bộ nhớ chỉ như một hạt đường".

Tuy nhiên, theo giáo sư Nigel Shadbolt, Chủ tịch tổ chức máy tính Anh (BCS), bộ nhớ này cần có tuổi thọ đủ dài và có thể tương thích với các công nghệ của tương lai. Như trong thời đại số, hầu hết các định dạng băng từ đều đã trở nên lạc hậu.

Ngoài ra, thiết bị cũng cần có khả năng kiểm soát thông tin đang nằm rải rác trên máy tính, chẳng hạn ảnh số, e-mail, tài khoản trực tuyến, blog, nhật ký video… Việc phát triển một bộ nhớ 27 TB không phải là vấn đề lớn so với việc làm sao có thể sắp xếp, quản lý, tìm kiếm và khôi phục dữ liệu từ những kho lưu trữ đa phương tiện khác nhau và tích hợp chúng trong bộ nhớ chung một cách có hệ thống.

Theo TechWorld, VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video