Đối với một số người, cho dù có ăn uống no nê thế nào đi nữa, thì vẫn luôn thèm thứ gì đó thật ngọt để “tráng miệng” sau bữa ăn.
Nhưng điều gì gây ra cảm giác thèm này - và đối với hàng triệu người đang phải cảnh giác với cân nặng của mình – thì đây chỉ là thói quen hay liệu có điều gì đó nghiêm trọng hơn?
Dưới đây là tiết lộ của các chuyên gia về cảm giác thèm đồ ngọt và cách để kiểm soát chúng.
Chúng ta bẩm sinh là những kẻ “hảo ngọt”
Tin tốt là nếu bạn là người “hảo ngọt” thì đó không phải lỗi của bạn.
Tất cả chúng ta đều được sinh ra với sở thích dành cho các loại đồ ăn ngọt. Lý do là vì những thực phẩm cay, đắng và chua dễ có độc hơn, vì vậy tình yêu bẩm sinh của chúng ta dành cho đường là một quá trình tiến hóa được thiết kế để dẫn đường cho chúng ta tìm đến những thực phẩm an toàn và dinh dưỡng.
Không chỉ vậy, chúng ta còn có động lực tiến hóa để thèm những thực phẩm giàu năng lượng như đường - cung cấp nhiều năng lượng cần thiết mà chúng ta cần để sinh tồn khi thức ăn khan hiếm.
Giờ đây khi chúng ta dễ ngồi ăn trước màn hình TV, hơn là trước mặt nhau ở bàn ăn, chúng ta có thể đang tìm kiếm nhu cầu đồ ngọt "bên trong" này để được đáp ứng.
Bộ não chúng ta được kết nối để thưởng thức thức ăn, vì chúng ta cần thức ăn để tồn tại. Cái đói chuyển tiếp đến ngày hôm nay và nhờ vào các nghiên cứu thần kinh, chúng tôi đang nhận thức rõ hơn về những gì xảy ra trong não khi nói đến đường.
Các hình ảnh ở bộ não cho thấy việc ăn đường dẫn đến giải phóng dopamin ở vùng não có liên quan với động cơ, tính mới và phần thưởng. Vì vậy, chúng ta thực sự cảm thấy tốt hơn khi chúng ta ăn đường.
Và tuổi thơ của chúng ta có thể là thủ phạm
Loại thực phẩm mà chúng ta có xu hướng thèm ăn thường được định hình trong thời thơ ấu.
Nói chung chúng hình thành dựa trên các loại đồ ăn mà chúng ta được nhận khi còn nhỏ như một phần thưởng hoặc một thức quà hoặc để an ủi khi chúng ta buồn.
Ví dụ, nếu mẹ của bạn (hoặc bất cứ ai chăm sóc bạn) cho bạn thứ gì đó thật ngọt, chẳng hạn như bánh quy, kẹo hoặc sô cô la) để dỗ dành sau khi bạn bị ngã và bị đau, thì bạn sẽ học cách kết hợp những loại thực phẩm này với cảm giác hạnh phúc.
Theo các chuyên gia tâm lấy, hương vị đầu tiên mà chúng ta trải nghiệm, từ sữa mẹ, là vị ngọt, vì vậy vị ngọt thường đi kèm với sự bình yên và dịu dàng.
Tại sao bạn lại thèm ngọt sau bữa ăn?
Có thể có nhiều lý do: hương vị, thói quen và nhu cầu cảm xúc.
1. Hương vị
Ăn uống được chi phối bởi nhu cầu nguyên thủy, và có năm vị mà chúng ta có thể phân biệt được thông qua các nụ vị giác, đó là các vị ngọt, chua, mặn, cay/hăng và đắng.
Khi có tất cả năm vị này trong bữa ăn, chúng tôi dễ cảm thấy thật sự thỏa mãn, hoặc hài lòng, khi ăn xong.
Nếu bạn thấy thèm đồ ngọt sau bữa ăn, hãy thử gộp cả năm vị này càng nhiều càng tốt vào bữa ăn, đặc biệt là vị ngọt.
Ví dụ, hãy thử sử dụng mật ong làm nước rưới hoặc nước sốt, đưa vào một ít trái cây sấy khô (như nho khô hoặc vả khô) trộn vào món salad, hoặc chọn các loại rau có vị đặc trưng là ngọt - ngô, bí hồ lô hoặc bí ngô.
2. Thói quen
Rất nhiều người trong chúng ta lớn lên với món bánh ngọt tráng miệng như một phần không thể thiếu của bữa ăn. Nhưng với sự trao đổi chất chậm đi theo tuổi tác, thì nó có thể là thủ phạm chính khi nói đến tăng cân.
Nhiều người thèm đồ ngọt vì họ đang hành động theo một quy tắc ngầm nào đó, chẳng hạn như “bữa ăn sẽ không hoàn chỉnh nếu không có đồ ngọt”.
Nếu món tráng miệng là món “tủ” trong thời thơ ấu, thì chúng ta có thể tuân theo những quy tắc, thói quen và truyền thống đã lỗi thời này mà không hề đắn đo suy nghĩ. Bạn có thể thay đổi dần mối liên hệ này bằng cách chuyển sang những món tráng miệng ít đường hoặc tìm những cách khác để hoàn thành bữa ăn, ví dụ: với một thức uống nóng hoặc trà bạc hà (tốt cho tiêu hóa).
3. Nhu cầu cảm xúc
Thứ ba, và sâu hơn một chút, có thể có một nhu cầu bên trong đối với “vị ngọt”, có thể được đáp ứng theo một cách khác.
Bữa ăn từng là một cách quan trọng để kết nối và gắn kết các thành viên gia đình, khiến chúng ta cảm thấy "tràn ngập" tình yêu, sự quan tâm và vui vẻ.
Giờ đây chúng ta hay ăn trước màn hình TV, hơn là đối diện nhau ở bàn ăn, chúng ta có thể đang tìm kiếm nhu cầu đồ ngọt "bên trong" này để được đáp ứng.
Mấu chốt là cách bạn kết nối với những người khác, trong khi ăn hay chỉ trước/sau khi ăn?
Nếu cuộc trò chuyện với những người thân yêu có thể thêm dầu vào lửa cho những mệt mỏi trong ngày, hãy thử chơi Trò chơi tri ân - thay phiên nhau chia sẻ từ 3 đến 10 điều bạn thấy biết ơn, cả lớn và nhỏ.
Nuôi dưỡng lòng biết ơn sẽ hỗ trợ sức khỏe tinh thần tích cực và giúp chúng ta chú ý và tập trung vào những gì chúng ta có, thay vì liên tục phải gồng mình lên cho những gì chúng ta chưa có.
Nếu bạn sống một mình, hãy lên kế hoạch gọi điện thoại hoặc skype cho một người bạn ngay sau khi ăn để cảm xúc được nuôi dưỡng theo cách tương tự.
4. Bạn có dùng đồ ngọt như một phần thưởng?
Nhiều người rất giỏi trong việc trao đi 110% của họ - trong công việc, với gia đình - nhưng chiếc cốc của họ cần phải được đổ đầy để duy trì điều này lâu dài.
Kết quả là, ăn uống có thể trở thành “thời gian dành cho bản thân” rất cần thiết khi bị thiếu đi các hình thức tự chăm sóc khác.
Dành thời gian nuông chiều bản thân có nghĩa là đồ ngọt chỉ là một cách mà việc “nuông chiều bản thân” có thể được tìm thấy.
Việc tìm ra những cách khác để tự thưởng cho mình chính là chìa khóa trong những trường hợp này: dành thời gian nghỉ ngơi, thưởng thức cuốn sách hay mới nhất, một món đồ trang điểm mới hoặc bất kỳ thứ gì thực sự cảm thấy giống như phần thưởng, có thể được sử dụng để thay thế.
5.… hoặc vì bạn không thể xử lý được cảm xúc của mình?
Nhiều người đến tuổi trưởng thành vẫn không học được kỹ năng xử lý cảm xúc.
Họ ăn quá nhiều khi gặp một cảm xúc nào đó vì vị ngọt có liên quan với sự dễ chịu từ thời thơ ấu, thức ăn là cách duy nhất họ phải đối phó với nó.
Vấn đề là khi dùng thức ăn để đánh lạc hướng, những cảm giác này vẫn nằm nguyên bên trong chúng ta, chưa qua chế biến và chưa được tiêu hóa.
Học hỏi thêm về hành vi ăn uống có thể thực sự giúp ích cho việc này.
Đúng vậy, càng ăn nhiều đồ ngọt, bạn sẽ càng thèm hơn
Bạn đã bao giờ nhận thấy sau khi nhịn sô cô la một thời gian bạn sẽ không thực sự thèm nó?
Vấn đề là đối với một số người, càng ăn nhiều đường thì họ càng thèm đường hơn - như thể các nụ vị giác của họ bị “trơ” và họ muốn nhiều hơn và nhiều hơn nữa.
Đường kích thích trung tâm xử lý phần thưởng trong não theo cách tương tự với một số loại ma túy, vì vậy nó có tính chất gây nghiện.
Ngoài ra, những người nghiện heroin biểu hiện tăng cảm giác thèm đồ ngọt khi lần đầu tiên cai nghiện. Hiệu ứng này, được gọi là "nghiện chéo", cho thấy nghiện một chất này khiến người ta trở nên dễ nghiện hơn những chất khác hoạt động trên cùng những trung tâm phần thưởng trong não.
Nhưng rất khó để bạn thực sự nghiện đường
Nhiều người tin rằng mình thèm đường, nhưng nếu bạn hỏi họ liệu một vài cục đường có thỏa mãn cơn thèm đó không, thì câu trả lời thường là không.
Điều này cho thấy đó không phải là cơn thèm đường thực sự, mà là thèm một cái thứ đó ngọt.
Bạn có thể thấy rằng một khi đã mở gói bánh quy, bạn không thể làm gì ngoài việc chén sạch nó, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nghiện đường.
Điều quan trọng là phải chú ý đến ngôn ngữ của chúng ta và phân biệt giữa “thèm” và “nghiện”.
Muốn nhiều sô cô la hơn khi đã bắt đầu ăn có thể là thèm, trong khi nghiện là một thuật ngữ y học chỉ đúng khi mong muốn có được chất đó phải đáp ứng các tiêu chí như cản trở khả năng thực hiện các nghĩa vụ công việc, xã hội hoặc giải trí của một người - và mong muốn sử dụng chất này cẫn tiếp tục bất chấp những vấn đề dai dẳng hoặc tái diễn do việc sử dụng chất đó gây ra hoặc làm trầm trọng thêm.
Vì vậy, trừ khi việc đi tìm đồ ngọt ngăn không cho bạn thực hiện như mong đợi về công việc, hoặc bạn phải trộm cắp (ví dụ) để có được nó, còn thì bạn không nghiện.
Kết quả là, khi đứng trước định nghĩa chính thức về nghiện, hầu hết mọi người sẽ đồng ý rằng họ thực sự trải qua cơn thèm, chứ không phải là nghiện.
Đường kích thích trung tâm xử lý phần thưởng trong não theo cách tương tự với một số loại ma túy.
Làm gì nếu bạn thực sự nghĩ là mình nghiện?
Tuy đại đa số có khuynh hướng ăn đô ngọt do thèm, thì có một tỷ lệ nhỏ có thể thực sự bị nghiện đường.
Đặc điểm của những người này là phong cách hướng tới sự sợ hãi, kém tự tin và hay để bụng, và họ đang dùng thức ăn để đánh lạc hướng và xoa dịu những suy nghĩ và cảm xúc không mong muốn này.
Nếu ai đó thực sự cảm thấy nghiện đường, họ phải đối xử với hiểu biết với sự tôn trọng xứng đáng và kiêng hoàn toàn từ bất kỳ thực phẩm nào có thể kích thích sự thèm khát đó.
Sự giúp đỡ và hỗ trợ thường là cần thiết, vì đường có mặt trong quá nhiều loại thực phẩm, bao gồm nhiều loại thực phẩm mặn và chế biến sẵn.
Những cách lành mạnh để khắc phục tính “hảo ngọt”
Nếu bạn sắp ăn thứ gì đó ngọt/có đường, hãy cố đảm bảo rằng được đóng gói cùng - hoặc được ăn cùng - một thứ gì khác bổ dưỡng.
Điều này sẽ ngăn chặn lượng đường trong máu tăng vọt và sau đó tụt thấp và cũng bảo vệ răng của bạn không bị ngập trong đường.
Các ví dụ gồm trái cây tươi hoặc khô, một ly sinh tố hoặc ca cao nóng (được pha bằng sữa gầy) thay vì chỉ là một túi kẹo mà về cơ bản chỉ là đường tinh luyện.
Sữa chua trái cây thường chứa thêm đường (ngoài đường tự nhiên là lactose có trong sữa). Do đó, tốt hơn hết là nên có sữa chua thường và thêm vào đó trái cây nghiền hoặc trái cây tươi. Bằng cách đó bạn sẽ nhận được trái cây đích thực và không thêm đường.
Trái cây khô như chà là chắc chắn là khá ngọt, nhưng bạn cứ thoải mái với nó.
Ở đây, đường được cô đặc, có nghĩa là chúng có thể có lượng calo khá cao. Ví dụ, ba trái chà là medjool chứa khoảng 210 calo. Ưu điểm là chúng quá ngọt nên có thể “gãi đúng chỗ ngứa” - cộng với đó là chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với kẹo hoặc sô cô la. 3 quả chà là sẽ được tính là một trong năm phần rau và trái cây của bạn một ngày và cung cấp 4g chất xơ, đạt 14% lượng khuyến nghị hàng ngày.
Các lựa chọn khác “tốt hơn” bao gồm:
- 1. “Kem” chuối đông lạnh: chuối bóc vỏ, cắt thành lát 5cm, đông lạnh, hơi rã đông, thêm một chút quế và sốt đặc
- 2. Kem que làm từ nước trái cây
- 3. Thạch không đường
- 4. Sô cô la thường không thêm đường
- 5. Táo/trái cây giòn
- 6. Sherbert chanh không đường