Lý do bất ngờ khiến ruồi thích bám vào người dù không hút máu hay cắn thịt

Ruồi là một loài côn trùng rất phổ biến và thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Mặc dù không hút máu hay cắn thịt nhưng ruồi vẫn thường xuyên bám vào người, khiến chúng ta cảm thấy khó chịu. Vậy nguyên nhân là gì?


 Mồ hôi của con người chứa nhiều chất dinh dưỡng mà ruồi ưa thích.

Sở dĩ ruồi thích đậu vào người bởi chúng có thể cảm nhận được nhiệt độ cơ thể của con người ở khoảng cách xa lên đến 30 mét. Chúng bị thu hút bởi nhiệt độ cao, vì vậy những người có thân nhiệt cao như trẻ em, người vận động nhiều hoặc người đang bị sốt thường là mục tiêu của ruồi.

Khi cơ thể con người đổ mồ hôi, trong mồ hôi sẽ có rất nhiều chất nhờn và các nguyên tố vi lượng khác nhau, ruồi rất thích hút các loại mồ hôi này trên cơ thể con người. Mồ hôi của con người chứa nhiều chất dinh dưỡng mà ruồi ưa thích, chẳng hạn như axit amin, protein và đường. Ngoài ra, mồ hôi cũng có mùi đặc trưng mà ruồi có thể nhận biết được.

Ngoài ra, ruồi có thị lực kém, dựa vào màu sắc để nhận biết vật thể. 1 số nghiên cứu chỉ ra rằng ruồi có xu hướng bị thu hút bởi những màu sắc sặc sỡ như đỏ, cam, vàng…

Bên cạnh đó, ruồi cũng có thể đậu vào người để tìm kiếm thức ăn. Ruồi ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, bao gồm thức ăn ôi thiu, phân, thức ăn thừa, v.v. Nếu bạn vừa ăn xong và có thức ăn thừa trên người, ruồi có thể đậu vào người để ăn.

Để hạn chế ruồi đậu vào người, bạn có thể thực hiện một số biện pháp như giữ cơ thể sạch sẽ, dùng quần áo tối màu, đậy nắp thức ăn mỗi khi ăn thừa và sử dụng thuốc chống côn trùng.

Cập nhật: 17/01/2024 VH&PT
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video