Lý do bầu trời lúc hoàng hôn có màu đỏ

Vì sao bầu trời chuyển màu đỏ lúc hoàng hôn? Vì hoàng hôn là biểu tượng cho sự lãng mạn? Không phải như vậy!


Hoàng hôn là do hiện tượng tán xạ ánh sáng trong khí quyển.

Hoàng hôn là do hiện tượng tán xạ ánh sáng trong khí quyển. Bầu khí quyển Trái đất chứa rất nhiều hạt nhỏ, đặc biệt là nitơ (78,1%) và oxy (20,9%).

Khí ánh sáng mặt trời (gồm 7 màu) chiếu qua khí quyển chúng sẽ va chạm với các phân tử khí nitơ và oxy. Ánh sáng xanh da trời và tím (có bước sóng ngắn) bị tán xạ mạnh hơn so với ánh sáng đỏ, cam và vàng (có bước sóng dài).

Vào ban ngày, ánh sáng xanh và tím được tán xạ khắp bầu trời. Do đó, chúng ta thấy bầu trời có màu xanh. Tuy nhiên, lúc hoàng hôn ánh sáng Mặt trời phải đi qua một đoạn đường dài hơn trong khí quyển. Đồng nghĩa với việc chúng bị tán xạ bởi nhiều phân tử khí hơn.

Kết quả là ánh sáng xanh và tím bị tán xạ nhiều lần và hầu hết không thể tới được mắt chúng ta, chỉ có ánh sáng đỏ và cam ít bị tán xạ là có thể chiếu tới mắt. Đó là lí do chúng ta thấy bầu trời hoàng hôn có màu đỏ.

Cập nhật: 02/07/2018 Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video