Lý do khiến bộ quân phục "chiến binh tương lai" Ratnik của Nga trở nên đáng sợ

Tích hợp những công nghệ hiện đại bậc nhất, có khả năng bảo vệ người lính cực tốt, cùng trang bị vũ khí hiện đại kèm theo, bộ quân phục Ratnik biến những người lính bình thường trở thành chiến binh đáng sợ.

Các cường quốc đang đua nhau nghiên cứu, chế tạo bộ quân phục chiến binh tương lai với các yêu cầu như phải bảo vệ tốt nhất cho người sử dụng, tích hợp công nghệ hiện đại về thông tin liên lạc cũng như định hướng mục tiêu cùng khả năng tác chiến tuyệt vời của những siêu vũ khí cá nhân.

Bộ quân phục Ratnik của Nga là một trong số hiếm hoi những bộ quân phục cho chiến binh tương lai tốt nhất thế giới hiện nay.


Giới thiệu về bộ quân phục Ratnik.

Giáp trên bộ quân phục Ratnik giúp lính Nga có thể an toàn trước cả đạn xuyên giáp của súng trường bắn tỉa. Bộ quân phục chiến binh tương lai được Bộ Quốc phòng Nga phát triển từ đầu những năm 2000 để thay thế cho bộ quân phục Barmitsa. Nga lần đầu tiên triển khai thực nghiệm bộ quân phục này tại chiến trường Syria.

“Các hệ thống thông tin liên lạc, tình báo, tác chiến vô tuyến điện tử mới nhất, các loại súng hiện đại cũng như bộ quân phục chiến đấu Ratnik, đã được thử nghiệm thực chiến", ông Borisov - Thứ trưởng bộ quốc phòng Nga cho biết trong một cuộc phỏng vấn với báo Krasnaya Zvezda (Sao Đỏ).


Bộ quân phục này có thể che chắn an toàn cho 90% cơ thể lính.

Bộ quân phục này có thể che chắn an toàn cho 90% cơ thể lính, ngoài ra những thiết bị trên bộ quân phục cũng giúp tăng khả năng sống sót của họ trong chiến trường ác liệt. Các thành phần chính bao gồm mũ chống đạn, kính, áo giáp, các thiết bị bảo vệ cho đầu gối và khủy tay, giày da bền bỉ có khả năng chống nước, thiết bị điện tử để liên lạc và định vị mục tiêu cùng với những khẩu súng trường tấn công mới nhất.

"Ratnik" bao gồm các mô-đun có thể thay đổi tùy theo nhiệm vụ tác chiến. Đồng thời chịu được nhiệt độ từ -50 đến +50 độ°. Nó cũng tập hợp khoảng 50 trang, thiết bị khác nhau…

Tuy vậy bộ quân phục này không quá nặng, các loại vật liệu bền nhẹ được sử dụng. Đáng kể nhất là áo giáp nặng 7,5kg, với khả năng bảo vệ binh sĩ trước cả đạn 7.62mm từ súng trường bắn tỉa SVD bắn ở khoảng cách 10m.


Ratnik tập hợp khoảng 50 trang, thiết bị khác nhau.

Phần cổ và vai của loại áo giáp chống đạn này cũng có thêm các tấm lót phụ nhằm bảo vệ binh sĩ trước các mảnh đạn. Trọn bộ công cụ hỗ trợ dành cho binh sĩ trên bộ quân phục Ratnik, có cả đèn pin, xẻng cầm tay và cả một bộ dao đa năng... những vật dụng này được chế tạo bằng công nghệ đặc biệt vừa có công năng tốt trong khi lại có trọng lượng khá nhẹ.

Mỗi bộ quân phục Ratnik cũng được trang bị các thiết bị điện tử chuyên dụng như thiết bị định vị toàn cầu GPS hoặc GLONASS, hệ thống liên lạc vô tuyến cao tần với bộ mã hóa riêng biệt để tăng tính bảo mật với kênh liên lạc được thay đổi từ 10-30s mỗi lần. Một trong những thành phần thú vị của bộ trang phục này là bình lọc nước cầm tay với khả năng lọc tới 15lít nước bẩn thành nước sạch để người lính sử dụng khi cần thiết.


Trọng lượng cơ bản của bộ quân phục Ratnik chỉ tầm 12kg và tối đa 20kg.

Trọng lượng cơ bản của bộ quân phục Ratnik chỉ tầm 12kg và tối đa 20kg, trong khi đó với bộ quân phục Barmitsa con số này lên tới 36kg. Quân đội Nga chọn hai mẫu súng trường tấn công mới sẽ trang bị kèm Ratnik trong tương lai là AK-12 và A-545.

Tuổi thọ của mỗi bộ quân phục Ratnik là 5 năm và mỗi binh sĩ có thể mặc nó hành quân tối đa 48 giờ. Và tùy theo yêu cầu mỗi nhiệm vụ trang bị của Ratnik có thể được thay đổi.Với việc trang bị bộ quân phục này, binh lính của Nga sẽ gia tăng sức chiến đấu lên một tầm cao mới.

Cập nhật: 29/05/2017 Theo ANTĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video