Lý giải hiện tượng tuyết rơi trắng xóa tại... sa mạc Sahara

Mặc dù là một trong những nơi nóng nhất hành tinh với mức nhiệt độ trung bình khoảng 100 độ C vào mùa hè nhưng sa mạc Sahara vừa trải qua một trận tuyết chưa từng thấy trong vòng 40 năm qua.

Theo CNN đưa tin, Ain Sefra, một thị trấn nằm ở vùng sa mạc Algeria, nơi được coi là "cánh cổng dẫn vào sa mạc Sahara" vừa chứng kiến một trận tuyết rơi kỷ lục. Đây là lần hiếm hoi ghi nhận tuyết rơi giữa sa mạc Sahara trong vòng 40 năm qua. Nhiều nguồn tin cho biết, tuyết ở một số địa điểm còn dày tới 38,1cm. Thậm chí, tuyết bám chặt vào đất và chỉ bắt đầu tan ra vào gần cuối ngày.


Một nhiếp ảnh gia đang chụp ảnh tuyết rơi trên sa mạc.

Chênh lệch nhiệt độ tại sa mạc Sahara rất cao. Nhiệt độ ban ngày tại sa mạc này đôi lúc lên tới 100 độ C. Nhưng vào ban đêm, nhiệt độ có thể hạ rất sâu, thậm chí có thể xuống tới mức âm. Nhưng để xảy ra hiện tượng tuyết rơi giữa sa mạc thì cần rất nhiều yếu tố cộng hưởng.


Ảnh vệ tinh ghi nhận một vùng đất rộng lớn bị bao phủ bởi tuyết trắng.

Nhiếp ảnh gia Karim Bouchetata chia sẻ với trang Shutterstock: "Chúng tôi thực sự ngạc nhiên khi thức dậy và nhìn thấy tuyết. Nó trắng xóa cả nền sa mạc Sahara trong ngày Chủ nhật và chỉ bắt đầu tan vào khoảng 5 giờ chiều".

Hiện tượng trên dù hiếm gặp nhưng không phải không xảy ra. Hồi năm ngoái cũng đã ghi nhận tình trạng tuyết rơi. Nhưng phải cách đây khoảng 37 năm trước, người dân tại Ain Sefra mới được chứng kiến tuyết rơi trên sa mạc.

Tại sao lại có hiện tượng tuyết rơi tại sa mạc Sahara?

Theo lý giải của trang The Verge, hiện tượng tuyết rơi tại sa mạc Sahara chỉ là một phần trong mô hình khí quyển phổ biến ở Bắc Bán Cầu, dẫn tới trận "bom tuyết" càn quét nước Mỹ trong suốt tuần qua.

Thời điểm từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm khi Bắc Bán Cầu dần xa Mặt trời hơn (do trục nghiêng 23,4 độ của Trái Đất gây ra), các luồng khí cao áp thổi mãnh liệt từ Bắc Cực xuôi xuống vùng khí áp thấp ở xích đạo.

Mặc dù hiếm khi không khí lạnh có thể tràn quá sâu xuống xích đạo nhưng không phải không có trường hợp ngoại lệ. Khi luồng khí ấm nóng ở phía Nam và luồng khí lạnh ở phía Bắc tích tụ ngày càng nhiều và tranh chấp với nhau. Điều này sẽ dẫn tới sự mất cân bằng trong mô hình khí hậu và tạo nên những hiện tượng cực đoan chưa từng thấy.


Những luồng khí áp cao liên tục thổi sâu xuống và giờ đây đã vượt qua ranh giới của vùng khí áp thấp (vùng màu cành lạnh nhiệt độ càng thấp).


Đây là vị trí đã ghi nhận tuyết rơi tại sa mạc Sahara.

Tình trạng này dẫn tới ngay cả những nơi thường xuyên nóng quanh năm như sa mạc Sahara vẫn có thể bị bao phủ bởi băng tuyết như vùng cực. Tất nhiên, khối áp cao với đặc điểm là khô và lạnh khi tràn xuống khó có thể tạo ra tuyết.

Theo nhà địa chất học Stefan Kröpelin thuộc ĐH. Cologne, Đức chia sẻ, không khí lạnh đã tình cờ kết hợp với luồng ẩm từ vùng biển Địa Trung Hải và Đại Tây Dương để tạo nên màn tuyết rơi trắng xóa trên sa mạc Sahara.

Theo dự kiến, những đợt khí áp cao sẽ liên tục thổi xuống phía Nam sâu hơn trong thời gian tới. Như vậy khả năng nhiều vùng khác của sa mạc Sahara có thể sẽ đón tuyết rơi rất cao.

Chỉ mới đầu năm 2018 nhưng thế giới đã chứng kiến những hiện tượng thời tiết dị thường như đợt lạnh khủng khiếp tại Mỹ và giờ đây là trận tuyết rơi tại sa mạc Sahara. Có lẽ, biểu hiện của biến đổi khí hậu đang dần rõ rệt hơn bao giờ hết nếu con người vẫn cứ thờ ơ với môi trường.

Cập nhật: 12/01/2018 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video