Mã vạch ADN chống hàng dỏm

Trong nỗ lực loại bỏ hàng điện tử kém phẩm chất hoặc đồ dỏm, Bộ Quốc phòng Mỹ bắt đầu áp dụng mã vạch ADN để theo dõi nguồn gốc của thiết bị.

Vào tháng tới, những linh kiện điện tử bán cho quân đội Mỹ sẽ được đính kèm một đoạn ADN nhân tạo, nhằm loại bỏ khả năng bị kẻ xấu đổi thiết bị. Lầu Năm Góc đang đau đầu về nạn tráo linh kiện giả, vì những con chip đó sẽ được trang bị cho chiến đấu cơ, trực thăng hoặc kính hồng ngoại ban đêm, có nghĩa là cần độ chính xác cực cao. Nếu vi mạch không hoạt động, máy bay không cất cánh được; tệ hơn là hoạt động trong tình trạng bộ phận chủ chốt có thể trục trặc bất cứ lúc nào. Báo cáo của Ủy ban Quân vụ thượng viện Mỹ vào tháng 11/2011 cho biết đã phát hiện được 1.800 trường hợp linh kiện đáng nghi ngờ. Từ đó đến nay, quốc hội Mỹ đã chất vấn dữ dội các nhà thầu quân sự về hệ thống cung cấp của họ.


Công nghệ mã vạch ADN giúp siết chặt an ninh quốc phòng ở Mỹ

Theo Fox News, hãng công nghệ Applied ADN Sciences ở New York đã hợp tác với Tổng cục Hậu cần thuộc Bộ Quốc phòng để đưa ra một giải pháp ban đầu chỉ áp dụng cho hàng dệt may: cấy ADN. Đoạn ADN được trộn trong mực và in thẳng lên con chip. Bình thường mực trong trạng thái vô hình, chúng chỉ hiện ra dưới ánh sáng laser, giống như gắn thẻ tàng hình lên từng món đồ. Chưa dừng lại ở đó, các thẻ ADN này không thể bị sao chép, bảo đảm rằng các linh kiện xuất xứ từ đúng nhà máy. Lý do khiến kẻ xấu khó bắt chước mã ADN gốc vì các đoạn gene được sắp xếp hết sức phức tạp.

ADN làm từ 4 phân tử khác nhau: adenine, guanine, cytosine và thymine. Chúng chỉ có thể kết nối theo từng cặp, gọi là cặp cơ sở, được viết thành GC hoặc AT. Các cặp cơ sở sắp hàng để tạo thành đường xoắn ốc đôi của ADN. Để giải mã ADN, đầu tiên phải phóng đại cả đoạn gene, bằng cách hòa tan nó vào dung dịch và sau đó thêm vào các hóa chất để kích thích chúng tự sao chép. Trong một cơ thể sống, các đoạn ADN được cấu tạo theo từng khuôn mẫu nhất định, và sự sắp xếp các cấu trúc phân tử GC - AT không phải ngẫu nhiên. Khi chúng đã tạo thành chuỗi, một nhà khoa học mới có thể xác định thứ tự của chúng. Từ đó, người này sẽ chỉ ra được protein nào được mã hóa.

Hãng Applied ADN Sciences đã lấy các cặp cơ sở và kết hợp chúng theo trình tự ngẫu nhiên. Nắm trong tay đủ cặp cơ sở, công ty có thể đưa ra hàng triệu tổ hợp khác nhau, theo Karim Berrada, Giám đốc về công thức ADN của Applied ADN Sciences. Số lượng các tổ hợp khá lớn dù chỉ dựa trên một nhóm nhỏ các cặp cơ sở. Với mỗi A, G, C hoặc T, đã có 4 khả năng tổ hợp, nên một chuỗi gồm 10 cặp cũng đã có hơn 1 triệu kết quả. Nếu một người muốn giải mã mẩu ADN trên con chip mà không biết được cấu trúc chính xác của các cặp cơ sở, kết quả thu được sẽ không bao giờ trùng được bản gốc, theo cam đoan của các chuyên gia của Applied ADN Sciences. Và như vậy, họ loại bỏ được khả năng bị đánh tráo thiết bị.

Ngoài lĩnh vực quốc phòng, công nghệ mới mở ra ứng dụng tiềm năng cho thị trường an ninh toàn cầu, vốn trị giá đến 85 tỉ USD/năm. Công ty GeneWork ở Úc đang đợi cấp bằng sáng chế về công nghệ này trước khi có thể triển khai với mục đích thương mại. Công nghệ mã vạch ADN có thể được áp dụng cho tiền giấy, rượu, dược phẩm, chip vi tính, tác phẩm nghệ thuật và thậm chí lên người thật trong trường hợp cần theo dõi các thành viên thuộc tập đoàn tội phạm có tổ chức, theo tờ The Adelaide Now.

Theo Thanh Niên, Foxnews
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video