Màn hình 3D hiển thị hình ảnh không cần điện năng

Màn hình tinh thế lỏng LCD đang được sử dụng rất phổ biến trong các thiết bị công nghệ hiện nay, từ những thiết bị rất nhỏ cho đến những màn hình TV khổng lồ. Cũng giống như hầu hết các công nghệ khác, màn hình LCD cần có nguồn điện để hoạt động.

Tuy nhiên các nhà khoa học tại đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong đã nghiên cứu thành công một loại màn hình LCD siêu mỏng không những có thể hiển thị hình ảnh 3D, mà còn khồng cần tới điện năng.

Đối với màn hình LCD thông thường, mỗi một điểm ảnh bao gồm một lớp phân tử liên kết giữa hai điện cực trong suốt và một bộ cặp bộ lọc phân cực. Khi dòng điện đi qua hai điện cực trong suốt, các tinh thể lỏng trong bộ lọc phân cực sẽ làm biến đổi ánh sáng tương tác với nó (có thể là một màn hình backlit phía sau như TV LCD). Từ đó mỗi điểm ảnh sẽ xuất hiện một màu sắc và tạo nên một hình ảnh tổng thể..

Trong màn hình LCD mới, các điện cực đã được loại bỏ hoàn toàn, khiến cho nó mỏng hơn rất nhiều. Hình ảnh được tạo ra trên màn hình bằng cách sử dụng đèn flash. Ánh sáng này đi qua kính phân cực với các tinh thể lỏng được sắp xếp sẵn mà không cần sử dụng năng lượng điện, và hiển thị các hình ảnh trên màn hình.

Như vậy màn hình LCD mới chỉ cần năng lượng điện để bật đèn flash và sau đó có thể duy trì hình ảnh mà không cần nguồn điện nữa. Vì vậy màn hình này đặc biệt hữu ích trong các thiết bị đọc sách, quảng cáo với màn hình hiển thị hình ảnh tĩnh.

Không chỉ dừng lại ở đó, nhóm nghiên cứu còn bổ sung thêm vào mẫu thử nghiệm một bộ lọc giúp hiển thị hình ảnh 3D. Với bộ lọc phân cực thông minh, các nhà khoa học có thể tạo ra ảo giác của hình ảnh 3D. Bằng cách chia hình ảnh thành ba khu vực riêng biệt, mà trong đó một ánh sáng chếch sang trái 45 độ và một ánh sáng chếch sang phải 45 độ, một phần ánh sáng được giữ nguyên. 3 hướng ánh sáng này đi qua bộ lọc phân cực và tạo ra hai hình ảnh tương ứng với mắt trái và mắt phải, từ đó mô phỏng được các hình ảnh 3D.

Hiện tại mẫu thử nghiệm chỉ có thể hiển thị hình ảnh đen trắng, bên cạnh đó tốc độ làm mới hình ảnh là không đủ để hiển thị các đoạn video. Tuy nhiên các nhà khoa học tin tưởng rằng màn hình LCD của họ trong tương lai sẽ có đủ khả năng hiển thị cả video cũng như nhiều màu sắc mới. Hứa hẹn có thể thay thế các màn hình LCD phổ biến hiện nay.

Tham khảo: Gizmag

Theo PLXH, Gizmag
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video