Màn hình cho phép chạm vào nhân vật trong game

Những game thủ cảm thấy chiếc màn hình ngăn cách giữa họ và nhân vật trong game là một điều phiền toái giờ đây có thể sờ và chạm vào các nhân vật bằng RePro3D.

RePro3D là một màn hình 3D do một nhóm nghiên cứu của trường đại học Keio (Nhật Bản) phát triển. Màn hình này được sử dụng công nghệ hiển thị 3D với camera hồng ngoại có thể theo dõi chuyển động của tay người dùng và ngay lập tức nhân vật trên màn hình sẽ có phản ứng đối với những di chuyển đó.

Với ứng dụng độc đáo này, người dùng có thể nhìn và chạm vào nhân vật trên màn hình mà không cần đeo kính.Tuy nhiên, để tăng cường cảm giác khi chạm vào các đối tượng trên màn hình 3D người dùng sẽ đeo một thiết bị xúc giác trên ngón tay.


Game thủ có thể sờ và chạm vào nhân vật trong game nhờ RePro3D

Nhóm nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi cho rằng một hệ thống hiện thị 3D hoàn toàn bằng thị sai mới lạ phù hợp với các ứng dụng tương tác 3D. Khi game thủ nhìn vào màn hình thông qua nửa chiếc gương mà không cần đeo kính họ có thể xem hình ảnh 3D có thị sai chuyển động. Hình dạng màn hình có thể lựa chọn tùy vào ứng dụng và không cần phải chỉnh sửa hình ảnh theo hình dạng màn hình. Do đó, chúng ta có thể thiết kế màn hình cảm ứng, màn hình cong phức hợp hoặc màn hình có một mặt di chuyển tự động.”

Trong tương lai, nhóm nghiên cứu sẽ tạo ra một hệ thống hiện thị 3D cảm ứng có khả năng tăng kích cỡ hình ảnh nhìn thấy được. Hệ thống này cho phép nhiều người có thể ở trong cùng một không gian và chia sẻ cùng một hình ảnh.

Theo Đất Việt
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video