Mạng Internet2 đột phá về tốc độ

Với tốc độ tăng gấp 10 lần, phiên bản phim “The Matrix” độ nét cao có thể được gửi đi chỉ trong thời gian vài giây thay vì nửa phút như với mạng Internet2 hiện tại, còn nếu dùng mạng băng rộng thông thường thì thời gian này lên tới hai ngày.

Sử dụng phương thức gửi thông tin bằng sắc độ của ánh sáng (bước sóng khác nhau), các nhà khai thác mạng Internet2 siêu tốc đang kỳ vọng tăng tốc độ lên 80 lần cho phép các nhà nghiên cứu kết nối kính viễn vọng trên toàn thế giới và thực hiện các tác vụ đòi hỏi băng thông lớn.

Người phụ trách chính của Internet2 là Douglas Van Houweling cho biết, mạng thế hệ mới này có thể sẵn sàng đi vào hoạt động từ mùa thu năm 2007.

Ông cho biết: theo dự kiến, tuần này các nhà nghiên cứu sẽ lập một kỷ lục tốc độ mới – 8,8 gigabit/giây, gần đạt tới tốc độ giới hạn lý thuyết hiện tại của mạng Internet2 là 10 Gbps, nhanh gấp hàng nghìn lần so với mạng băng rộng dành cho gia đình tiêu chuẩn hiện tại.

Hoạt động song song với mạng Internet hiện tại, cho phép các trường đại học, các tổ chức và các nhà nghiên cứu chia sẻ nguồn thông tin theo thời gian thực, Mạng Internet2 vẫn đang chia sẻ đường cáp quang của hãng truyền thông quốc tế Qwest Communications International.

Trong mạng mới, Internet2 sẽ sử dụng đường cáp riêng. Các nhà cung cấp dịch vụ ban đầu sẽ sử dụng 10 sắc độ, hay độ dài bước sóng ánh sáng, để truyền dữ liệu trên một đường cáp duy nhất, cho phép mạng đạt tốc độ 100 Gigabit/giây. Sau đó, Internet2 còn được kỳ vọng sử dụng tới 80 bước sóng.

Mặc dù khả năng gửi dữ liệu sử dụng đa bước sóng không có gì mới, nhưng Internet2 sẽ phát triển các mạch điện tử mới, mỗi mạch này có khả năng phân tích tất cả 10 bước sóng.

Với tốc độ tăng gấp 10 lần, phiên bản phim “The Matrix” độ nét cao có thể được gửi đi chỉ trong thời gian vài giây thay vì nửa phút như với mạng Internet2 hiện tại, còn nếu dùng mạng băng rộng thông thường thì thời gian này lên tới hai ngày.

Sự nâng cấp này là do những yêu cầu nghiên cứu mới. Thí dụ, các nhà thiên văn học đang cố gắng liên kết các kính thiên văn trên toàn thế giới, thu thập dữ liệu về một mối. Việc tăng tốc độ có thể cũng giúp các nhà khoa học Mỹ khai thác được ngành vật lý hạt nhân rộng lớn trên thế giới.

Tốc độ kỷ lục của mạng Internet2 đã được xác lập hồi tháng Hai bởi một nhóm nghiên cứu đến từ đại học Tokyo, Amsterdam và một số viện nghiên cứu khác. Dữ liệu được truyền từ Tokyo qua vệ tinh tới Amsterdam rồi tới Chicago sau đó quay lại Tokyo. Tốc độ đạt được đã vượt qua mức 7,99 Gbps được lập hồi tháng 11 năm ngoái.

Hiện có khoảng 200 trường Đại học của Mỹ đang tham gia vào Internet2.

Theo Nhân Dân
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video