Manh mối từ không gian giúp các nhà khoa học giải đáp bí ẩn về kim tự tháp Ai Cập

Việc phát hiện gần đây về một tuyến đường thủy cổ đại mang lại những manh mối đầy hứa hẹn để giải đáp bí ẩn gây tranh cãi lâu nay xung quanh việc xây dựng kim tự tháp Ai Cập.

Phương pháp xây dựng các kim tự tháp cổ đại luôn là một bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu hiện đại. Một số giả thuyết cho rằng người Ai Cập đã sử dụng các đường dốc, đòn bẩy, ròng rọc hoặc thậm chí các kênh dẫn nước để di chuyển những khối đá khổng lồ.

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục nào ủng hộ những giả thuyết đó và chúng ta chỉ có thể dựa vào ghi chép của các nhà sử học cổ đại như Herodotus và Diodorus Siculus, những người đã đến thăm Ai Cập nhiều thế kỷ sau khi các kim tự tháp được xây dựng. Lời kể của họ có thể không chính xác hoặc đáng tin cậy vì họ dựa vào tin đồn và truyền thuyết.

Giờ đây, một nghiên cứu mới cho thấy rằng, một nhánh sông Nile cổ xưa có thể là chìa khóa để xây dựng các kim tự tháp Giza.


Trong lịch sử, Đại Kim tự tháp được cho là của Khufu dựa trên lời của các tác giả cổ điển, trước hết là Herodotus và Diodorus Siculus. Tuy nhiên, trong thời Trung Cổ, một số người khác cũng được ghi nhận là người xây dựng kim tự tháp, ví dụ Joseph, Nimrod hoặc vua Saurid. Theo National Geographic, mỗi khối đá trong hàng triệu khối xây nên Đại Kim tự tháp nặng ít nhất 2,5 đến 15 tấn. Nó là công trình cổ nhất trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại, nhưng là cái duy nhất còn khá nguyên vẹn và giữ kỷ lục là công trình cao nhất được loài người xây dựng trong gần 4.000 năm.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu radar vệ tinh để tiết lộ lộ trình ẩn giấu của một tuyến đường thủy khô cạn từng chảy gần các địa điểm kim tự tháp, cung cấp phương tiện khả thi để vận chuyển những khối đá khổng lồ và công nhân cần thiết cho các công trình xây dựng hoành tráng.

Nghiên cứu do tiến sĩ Eman Ghoneim dẫn đầu đã được trình bày tại Đại hội các nhà Ai Cập học lần thứ 13. Ghoneim và nhóm của cô đã phân tích các hình ảnh từ không gian cho thấy các đặc điểm dưới bề mặt của Thung lũng sông Nile, phát hiện ra lòng sông bị chôn vùi kéo dài khoảng 100 km (62 dặm) từ Faiyum đến Giza.

Tuyến đường thủy, được mệnh danh là Nhánh Ahramat (có nghĩa là Nhánh Kim tự tháp trong tiếng Ả Rập), đi qua 38 địa điểm kim tự tháp khác nhau, cho thấy mối liên kết chặt chẽ giữa dòng sông và các di tích.


Trước khi có xác nhận về nhánh sông Nile cạn khô, các nhà khoa học đã đoán được phương pháp di chuyển bằng đường thủy này. Một tư liệu papyrus cổ được phát hiện năm 2013 cho thấy một cảng biển cổ ở Hồng Hải, nơi mà những tảng đá được mang lên thuyền bè vận chuyển. Để tìm ra nhánh sông Nile này, nhóm nhà khoa học đã đào lỗ trên sa mạc xung quanh các kim tự tháp để tìm kiếm phấn hoa cổ đại từ các loài thực vật như papyrus và cỏ nến, vốn phát triển mạnh trong môi trường nước. Nghiên cứu chỉ ra rằng trong thời kỳ cai trị của Pharaoh Khufu, Khafre và Menkaure, khoảng 4.500 năm trước, một nhánh ổn định của sông Nile đã trải dài về phía các kim tự tháp. Nhánh sông này hiện đã biến mất từ lâu. Phấn hoa từ các loài thực vật chịu hạn như cỏ cho thấy nhánh sông này đã cạn kiệt trong nhiều thế kỷ vào thời điểm Vua Tutankhamun lên nắm quyền, vào khoảng năm 1350 TCN, theo tờ The Times.

Ghoneim nói với IFLScience rằng, Nhánh Ahramat không phải là một nhánh nhỏ mà là một nhánh chính của sông Nile có chiều rộng tương đương với dòng sông hiện tại. Cô ước tính rằng nó rộng hàng trăm mét ở một số khu vực và nó có thể đã hoạt động trong thời kỳ Cổ và Trung Vương quốc (3.700 đến 4.700 năm trước), khi hầu hết các kim tự tháp được xây dựng.

Sự hiện diện của một tuyến đường thủy lớn gần các địa điểm kim tự tháp có thể giải thích tại sao người Ai Cập cổ đại có thể vận chuyển những khối đá và đá vôi khổng lồ được sử dụng để xây dựng các kim tự tháp. 

Ghoneim cho rằng hầu hết các kim tự tháp đều có con đường đắp cao, kết thúc bằng một ngôi đền trong thung lũng, giống như bến cảng. Cô nói thêm rằng hầu hết những ngôi đền trong thung lũng này đều nằm chính xác ở bờ nhánh mà họ tìm thấy.


Đại Kim tự tháp Giza là công trình vĩ đại cao đến 139m, với cấu trúc hình học gần như hoàn hảo, được trang trí với những chi tiết tinh tế, nằm ở ngoại ô Cairo và là minh chứng cho quyền lực và sự giàu có tột đỉnh của các Pharaoh vào thời hoàng kim của Ai Cập cổ đại. Đại kim tự tháp lớn đã được xác định là khoảng 4600 năm tuổi bằng hai cách tiếp cận chính: gián tiếp, thông qua việc ghi nhận Khufu và niên đại của nó, dựa trên bằng chứng khảo cổ và văn bản; và trực tiếp, thông qua xác định niên đại bằng cacbon phóng xạ của vật liệu hữu cơ được tìm thấy trong kim tự tháp và có trong vữa của nó.

Các nhà nghiên cứu có kế hoạch tiến hành điều tra sâu hơn để xác nhận niên đại và chức năng của Nhánh Ahramat, cũng như tác động của nó đối với nền văn minh Ai Cập cổ đại. Ghoneim cho biết phát hiện này cũng có thể giúp xác định vị trí các thành phố và thị trấn bị mất khác đã bị bỏ hoang khi sông Nile chuyển hướng theo thời gian.

Cập nhật: 02/02/2024 ĐSPL
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video