Mắt người nhìn được bao xa?

Tầm nhìn của mắt người có thể mở rộng tới tận phía xa nơi chân trời. Nếu Trái đất bằng phẳng (chứ không phải hình cầu như hiện tại), bạn thậm chí còn cảm nhận được ánh sáng cách đó hàng trăm dặm xa xôi và vào ban đêm, bạn cũng hoàn toàn có khả năng để thấy một ngọn lửa bập bùng với khoảng cách lên tới 48km.


Tầm nhìn của mắt người có thể mở rộng tới tận phía xa nơi chân trời

Mắt người nhìn được bao xa? Câu trả lời phụ thuộc vào việc có bao nhiêu hạt ánh sáng hay photon mà đối tượng phát ra, càng nhiều thì càng dễ kích thích võng mạc ở mắt. Vật thể xa nhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường là thiên hà Andromeda, thật đáng kinh ngạc vì nó nằm cách Trái đất 2,6 triệu năm ánh sáng.

Trở lại năm 1941, nhà khoa học chuyên nghiên cứu về thị lực Selig Hecht và đồng nghiệp tại Đại học Columbia đã tiến hành thí nghiệm khảo sát “ngưỡng tuyệt đối” của tầm nhìn dưới điều kiện lý tưởng. Các tình nguyện viên được dành một khoảng thời gian nhất định để mắt hoàn toàn thích nghi với bóng tối.

Ánh sáng lóe lên hoạt động như một tác nhân kích thích có bước sóng (màu xanh lục lam) 510 nano mét - bước sóng dễ ảnh hưởng đến mắt nhất, và ánh sáng này hướng vào vùng ngoại vi của võng mạc. Các nhà khoa học kết luận rằng mắt người có thể nhìn thấy tia sáng le lói yếu ớt của một ngọn nến ở khoảng cách lên đến 30 dặm.

Nhưng để cảm nhận được ánh sáng lấp lánh đó, nó phải kích thích ít nhất là 2 tế bào hình nón liền kề - loại tế bào có nhiệm vụ nhận diện màu sắc. Và như vậy, ví dụ ở khoảng cách 3km, chúng ta hoàn toàn nhìn thấy hai đèn pha riêng biệt của một chiếc xe hơi.

Theo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video