"Mắt quỷ" lọt vào kính thiên văn Trái đất, tiến hóa thành quái vật vũ trụ

Các hình ảnh tổng hợp từ Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA đã tiết lộ bản chất kép của ngôi sao khổng lồ AG Carinae, trông như một con mắt quỷ nhìn từ vũ trụ.


Ngôi sao "mắt quỷ" độc đáo trong bức ảnh được tập hợp từ nhiều bức ảnh chụp từ năm 1994-2021 - (Ảnh: NASA/ESA)

Theo Sci-News, ngôi sao còn mang tên khác là HD 94910 này đã vài triệu năm tuổi, nằm cách Trái đất 20.000 ánh sáng và thuộc chòm sao Carina.

Ngôi sao "mắt quỷ" được coi là một "vật thể quý hiếm" của vũ trụ, đang ở giữa cuộc giằng co giữa lực hấp dẫn khổng lồ và bức xạ để tránh hiện tượng tự hủy diệt.

Nó có một lớp vỏ ma quái - là một tinh vân ngoạn mục - được hình thành bởi vật chất do ngôi sao tự đẩy ra từ những lần bùng nổ trong quá khứ. Tinh vân này rộng tới 5 năm ánh sáng, tức ngang ngửa khoảng cách từ Trái đất đến "Hệ Mặt Trời khác" gần nhất.

Tinh vân này đã tồn tại tận 10.000 năm và là một lớp vỏ rỗng chứa nhiều khí và bụi. Tâm của tinh vân đã bị quét sạch bởi gió sao khắc nghiệt với tốc độ 200 km/giây.

Điều kỳ diệu nhất của ngôi sao này là nó vẫn đang tiến hóa, cho dù bản thân hiện tại đã vô cùng khổng lồ và mạnh mẽ. Nó sẽ tồn tại khoảng 5 đến 6 triệu năm nữa và trong khoảng thời gian đó sẽ dần dần biến thành một sao Wolf-Rayet.

Wolf-Rayet là tên một lớp sao "quái vật" cực hiếm của vũ trụ, sáng gấp hàng chục ngàn đến vài triệu lần Mặt trời của chúng ta.

Cập nhật: 15/09/2021 Theo NLĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video