Mặt trăng có nước: Những chứng cứ không thể phủ nhận

Theo những tuyên bố mới nhất từ các nhà khoa học Mỹ, người ta đã tìm thấy những chứng cứ xác thực về sự tồn tại một lượng nước nhỏ trong nham thạch núi lửa được tàu vũ trụ Apollo mang về từ mặt trăng. 

Gần đây NASA phóng hai tàu thăm dò đâm vào mặt trăng, đồng thời tàu thăm dò bay theo quỹ đạo mặt trăng cũng đang tiến hành quét bề mặt mặt trăng để tìm kiếm các tín hiệu ánh sáng. Tất cả những nỗ lực này của NASA đều nhằm chứng minh rằng, mặt trăng hoàn toàn không phải là một tinh cầu khô hạn.

Và điều khiến người ta không ngờ tới là chứng cứ xác thực nhất về sự tồn tại của nước trên mặt trăng ở ngay trước mắt chúng ta. Các nhà khoa học đã phát hiện chứng cứ tồn tại của nước trong nham thạch và thủy tinh núi lửa được tàu vũ trụ Apollo mang về từ mặt trăng. Tuy nhiên hàm lượng nước nhiều nhất cũng chỉ khoảng vài phần nghìn. Điều này cũng đã giải thích vì sao các nhà khoa học vào những năm 60-70 của thế kỷ trước, sau khi phân tích tiêu bản từ mặt trăng đã kết luận rằng mặt trăng hoàn toàn khô hạn.

Gary Lofgren nhân viên quản lý tiêu bản mặt trăng thuộc trung tâm vũ trụ Johnaon thuộc NASA cho biết: "Sau 10 năm, độ nhạy của các máy móc khoa học được nâng cao có thể phát hiện được sự tồn tại của hàm lượng nước cực nhỏ như thế”. Mặc dù không tham gia các nghiên cứu mới nhất này song Gary cho biết, đây là một “kết quả đáng tin cậy”, nên tiến hành nghiên cứu thêm.

Trên thực tế, trong các tiêu bản nham thạch mặt trăng có những dấu hiệu tồn tại của nước từng được công bố trong một công trình nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí “Natural” vào năm 2008. Khi đó, các nhà khoa học đã tuyên bố phát hiện các phân tử nước trong tiêu bản thủy tinh núi lửa mà tàu Apollo mang về từ mặt trăng. 

Trong nham thạch từ mặt trăng có một lượng nước cực nhỏ. Ảnh: Internet.

Tuy nhiên, việc phân tử nước tồn tại trong thủy tinh núi lửa của mặt trăng có phải là về đến trái đất mới có hay thì công trình nghiên cứu này chưa chứng minh được. James Grrenwood, giáo sư của trường Đại học Wesleyan, bang Connecticut nước Mỹ cho hay, một trong những phương pháp để xác định sử sản sinh của phân tử nước là đo hàm lượng các đồng vị hydro khác nhau có trong tiêu bản. Nhóm các nhà khoa học của công trình công bố trên “Natural” đã chưa nắm bắt được kỹ thuật này.

Tác dụng của số liệu đo chất đồng vị cũng giống như dấu vân tay của con người. Ví dụ tỉ suất chất đồng vị của nước trong lòng đất không giống với nước lấy từ sao chổi. Khi công trình tìm thấy phân tử nước trong thủy tinh núi lửa được đăng tải trên “Natural”, Greenwood đang phát triển một kỹ thuật có thể nghiên cứu cấu tạo hóa học của các vẫn thạch của sao Hỏa. Sau đó, Greenwood đem phương pháp này áp dụng vào các loại tiêu bản nham thạch được lấy về từ mặt trăng nhằm xác định “vân tay” của các phân tử nước tồn tại trong nham thạch mặt trăng.

Trong Hội nghị Khoa học hành tinh và mặt trăng lần thứ 41 được tổ chức tại Texas, Greenwood đã công bố nghiên cứu này của mình. Greenwood nói, nghiên cứu này có thể chứng minh nước được tìm thấy trong nham thạch từ mặt trăng “hoàn toàn không phải là của trái đất”.

Cũng trong hội nghị này, một nhóm nghiên cứu khác đã tuyên bố phát hiện thấy chứng cứ của nước trong những nham thạch mặt trăng có apatite. Những nham thạch này được lấy từ khu vực thiếu ánh sáng của mặt trăng. Các nhà khoa học cho rằng các khu vực này được hình thành trên một lớp dung nham thời cổ đại của mặt trăng.

Francis McCubbin, nhà khoa học trái đất thuộc Sở nghiên cứu khoa học Carnegie, một trong những nhà khoa học tham gia công trình nghiên cứu này nói, phát hiện mới nhất là, “ban đầu là một trong những nỗ lực tìm kiếm nước trong các khoáng vật nham thạch của mặt trăng”, sau đó sẽ tiến thêm một bước chứng minh trong nham thạch mặt trăng có một lượng nước cực nhỏ.

Tuy nhiên, Francis McCubbin cũng nói, dù những phát hiện về sự tồn tại của nước trên mặt trăng ngày càng nhiều hơn, song chúng cũng chỉ như muối bỏ biển: “Mặc dù nước tồn tại trên mặt trăng nhiều hơn so với chúng ta từng tưởng tượng. Tuy nhiên, so với trái đất và sao hỏa thì chỉ giống như muối bỏ bể. Vì thế, nó hoàn toàn nhất trí với kết quả nghiên cứu những tiêu bản của mặt trăng trong 40 năm qua”.

Các nhà khoa học còn có kế hoạch nghiên cứu nguồn gốc của nước trên mặt trăng. Những phán đoán phổ biến tập trung vào thời kỳ đầu trong lịch sử hình thành mặt trăng, tức là sau khi các thiên thể của sao Hỏa va chạm với trái đất và tạo ra mặt trăng không lâu.

Greenwood nói, có một khả năng là, khi các sao chổi đâm vào mặt trăng khi đó đang trong quá trình cố định hóa và đã lưu lại nước. McCubbin thì chỉ ra một khả năng khác, cho rằng nước trên mặt trăng là do các khối đất đá “tiện thể” mang theo khi tách khỏi trái đất để hình thành mặt trăng. Nói cách khác, nước trên mặt trăng có thể bắt nguồn từ chính trái đất thời cổ đại.

Theo VietNamNet (THX)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video