Hẳn nhiều người đã từng quan sát cách bay của loài chim. Theo đó, chúng đập cánh lao vào không trung, sau một thời gian hoạt động đột nhiên chúng ngừng vỗ cánh nhưng vẫn chậm rãi xoay vòng và nâng dần độ cao, nhờ lợi dụng dòng không khí lưu chuyển nên tiết kiệm năng lượng.
>>> Máy bay không người lái nhỏ và rẻ
Ảnh: RMIT
Lấy cảm hứng đó, các nhà nghiên cứu từ Đại học RMIT (Melbourne, Úc) đang hướng tới phát triển dòng máy bay không người lái (UAV) sinh học.
RMIT hợp tác với Tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Quốc phòng Úc để phát triển loại cánh cố định cho UAV, để giúp một máy bay nhỏ có thể cảm nhận được dòng không khí đang tỏa ra từ các tòa nhà, từ đó chủ động tiết kiệm năng lượng, cải thiện sức chịu đựng, bay cao và lâu hơn.
Tạp chí Gizmag dẫn lời tiến sĩ Dr Reece Clothier, người lãnh đạo nhóm nghiên cứu dự án cho biết chim có thể tăng độ cao dễ dàng dù không đập cánh. Các nhà khoa học đang bắt chước theo bản năng sinh vật trong chế tạo UAV, tuy nhiên độ tinh tế so với tự nhiên thì vẫn còn thua xa. Mục tiêu dài hạn là thiết kế UAV tự nâng độ cao. Nhưng điều đầu tiên là phải tập trung chứng minh UAV sử dụng tốt nhiệt từ các tòa nhà trong đô thị, thu thập dữ liệu theo thời gian thực, các mô hình những dòng không khí phức tạp…
Theo tiến sĩ Jennifer Palmer thì máy bay UAV cỡ nhỏ sẽ được sử dụng để chuyển tiếp thông tin, liên lạc hoặc giám sát, trinh sát. Nhờ khai thác được nguồn năng lượng từ không khí nên tránh được những tác động có hại cho môi trường đô thị.