Máy bay mặt trời bay xuyên đêm

Phi cơ đầu tiên trên thế giới chạy bằng năng lượng mặt trời hoàn thành chuyến bay qua đêm hôm nay, đánh dấu mốc quan trọng trong giấc mơ sử dụng phi cơ không dùng nhiên liệu của loài người.


Máy bay Solar Impulse thực hiện sứ mệnh lịch sử. (Ảnh: AP).

Máy bay thử nghiệm mang tên Solar Impulse đã chứng tỏ có thể thu đủ năng lượng vào ban ngày cho một hành trình xuyên đêm.

Phi công Andre Borschberg hạ cánh chiếc Solar Impulse vào lúc 9h sáng tại sân bay Payerne. Những người hỗ trợ nhanh chóng chạy tới đỡ chiếc máy bay, để đảm bảo đôi cánh dài của nó không chạm đất và tránh cho mũi của nó bị cày xuống sàn, AP mô tả.

Chuyến bay xuyên đêm là kết quả của một dự án 7 năm, trên con đường tiến tới mục đích cuối cùng là thực hiện một hành trình vòng quanh trái đất bằng phi cơ sử dụng năng lượng mặt trời.

Nhóm các nhà khoa học thực hiện dự án cho biết giờ đây họ đã chứng minh được rằng chiếc phi cơ một chỗ ngồi này có thể bay ổn định, hoàn toàn không dùng nguồn nhiên liệu nào khác ngoài các tia sáng từ mặt trời.

Phi công cất cánh từ 7h sáng thứ tư, khi các tấm pin hứng trọn ánh nắng sớm và bay êm ả phía trên rặng núi Alps.


Video máy bay mặt trời bay thử nghiệm.

Solar Impulse bay ở độ cao 8.500 m vào ban ngày. Đến tối, máy bay từ từ giảm xuống độ cao 1.500 m và duy trì như vậy cả đêm, trước khi Borschberg thực hiện cuộc hạ cánh, CNN cho biết.

Phi cơ có sải cánh dài 63 m, bằng với chiếc Airbus A340, và dài gần 22 m. Nó nặng 1.600 kg và có gần 12.000 tấm năng lượng mặt trời gắn vào cánh và bộ phận thăng bằng phía sau. Máy bay cũng được trang bị 4 động cơ điện và có vận tốc tối đa là 70 km/giờ.

Thành công của cuộc thử nghiệm đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình chế tạo phi cơ dùng năng lượng mặt trời.

"Khi anh cất cánh, đã có một kỷ nguyên mới mở ra", Bertrand Piccard, đồng chủ tịch dự án phát biểu. "Anh đã hạ cánh xuống một kỷ nguyên mới, nơi con người thấu hiểu rằng với những nguồn năng lượng tái tạo, chúng ta có thể làm được những điều tưởng không thể".

Tuy vậy, đội dự án thừa nhận rằng máy bay dùng năng lượng mặt trời sẽ chưa thể nhanh chóng thay thế các loại phi cơ thông thường có động cơ sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Piccard, nhà thám hiểm người Thụy Sĩ, từng lái khinh khí cầu vòng quanh thế giới vào năm 1999, cho biết chuyến bay thử nghiệm này rất quan trọng để khẳng định tính khả thi của dự án. Sau thành công này, một chiếc phi cơ thứ hai sẽ được thiết kế để bay xa hơn vào năm sau, với mục tiêu bay xuyên lục địa và Đại Tây Dương.

Năm 2012, nhóm cũng hy vọng đưa chiếc Solar Impulse bay quanh thế giới trong 5 chặng.

Hình ảnh máy bay Solar Impulse khi bay lần đầu


Phi công Markus Shcherdel (trên buồng lái) là người thực hiện chuyến bay thử.

 

 
Máy bay chạy đà trên đường băng.

 
Máy bay rời khỏi đường băng.


Một trực thăng bay phía trên Solar Impulse khi nó đường băng.


Người dân theo dõi thử nghiệm trên một quả đồi gần sân bay.


Nó tăng dần độ cao.


Một khán giả chụp ảnh máy bay.


Máy bay đạt độ cao khoảng 1.600 m.


Chuyến bay kéo dài gần hai giờ.


Phi công Markus Shcherdel bước xuống sau khi hoàn thành chuyến bay thử nghiệm. 

Theo Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video