Theo hãng tin AFP, chiếc máy bay thuộc thế hệ đầu tiên trên thế giới chạy bằng năng lượng Mặt trời là Solar Impulse 2 (SI2) đã tiếp tục cất cánh từ Hawaii (Hoa Kỳ) vào ngày 21/4/ 2016 để hoàn thành kỉ lục bay vòng quanh thế giới mà không dùng một giọt nhiên liệu nào.
Chiếc máy bay này hoạt động hoàn toàn bằng năng lượng Mặt trời và được điều khiển bởi phi công dày dạn kinh nghiệm là nhà thám hiểm người Thụy Sĩ Eugene Tanner và cộng sự Frankie Taggart. Solar Impulse 2 đã cất cánh khỏi sân bay Kalaeloa vào lúc 6:15 sáng (theo giờ GMT) sau khi phải hoãn lại 75 phút do gió mạnh.
"Tuyệt vời! Chúng tôi đã bay vào bầu trời", Eugene - hiện đã 58 tuổi - la lớn đầy phấn khích khi máy bay đang rời đường băng. Ngoài niềm vui thám hiểm và khám phá, Eugene còn là một bác sĩ danh tiếng tại thành phố Los Angeles.
Chân dung của Solar Impulse 2 với sải cánh khổng lồ.
Ông đăng một dòng trạng thái lên Twitter để chia sẻ suy nghĩ của mình về đoạn đường dài phía trước: "Cất cánh là khoảng khắc thú vị nhất. Nhưng chắc hẳn vẫn còn rất nhiều cảm xúc bất ngờ đang chờ đợi chúng tôi phía trước".
Trước đó, chiếc máy bay SI2 đã phải hạ cánh khẩn cấp vào tháng 7 năm ngoái khi đã hoàn thành một nửa chặng đường vòng quanh thế giới vì vấn đề về pin năng lượng.
Phi hành đoàn đã phải mất vài tháng để sửa chữa những thiệt hại của máy bay do nhiệt độ và độ ẩm cao của vùng Thái Bình Dương.
Solar Impulse 2 là chủ yếu được làm bằng sợi carbon. Nó có 17.248 tế bào năng lượng Mặt trời trên đôi cánh để nạp năng lượng cho 4 pin lithium polymer. Các tấm pin này được lắp vào thân và sải cánh máy bay. Chiếc máy bay này nặng hơn 2 tấn và có cánh máy bay dài tới 72m, tương đương sải cánh máy bay Airbus A380.
"Tiền thân" của Solar Impulse 2 là Solar Impulse, chiếc máy bay đạt kỷ lục thực hiện chuyến bay dài 26 giờ hồi năm 2010. Vào năm 2014, chiếc Solar Impulse cũng đã bay qua Châu Âu, qua Địa Trung Hải đến Marocco và vượt qua Mỹ mà không cần sử dụng chút nhiên liệu hóa thạch nào.
Chuyến bay vòng quanh thế giới của Solar Impulse 2 vào tháng 3/2015 bắt đầu từ vùng Vịnh để tận dụng điều kiện mây thấp ở Trung Đông và sẽ có vài chặng dừng chân. Máy bay sẽ vượt qua Biển Arab để đến Ấn Độ, Myanmar và Trung Quốc.
Tiếp đó, máy bay sẽ vượt Thái Bình Dương, bay qua nước Mỹ, Đại Tây Dương, Nam Âu và cuối cùng là Bắc Phi trước khi trở về điểm xuất phát.
Dưới đây là thông tin về những chặng hành trình của Solar Impulse 2:
- 9/3/2015: Từ Abu Dhabi (thủ đô của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, UAE) đến Muscat (Oman) – 441km mất 13 giờ 1 phút.
- 10/3: Từ Muscat (Oman) đến Ahmedabad (Ấn độ) – 1,468km, mất 15 giờ 20 phút.
- 18/3: Từ Ahmedabad (Ấn Độ) đến Varanasi (Ấn Độ) – 1,215km, mất 13 giờ 15 phút.
- 19/3: Từ Varanasi (Ấn Độ) đến Mandalay (Myanmar) – 1,398km, mất 13 giờ and 29 phút.
- 29/3: Từ Mandalay (Myanmar) đến Trùng Khánh (Trung Quốc) – 1,459km, mất 20 giờ và 29 phút.
- 21/4: Từ Trùng Khánh (Trung Quốc) đến Nam Kinh (Trung Quốc) – 1,241km, mất 17 giờ 22 phút.
Solar Impulse 2 có khả năng thực hiện chuyến bay vào ban đêm.
Bởi vì tốc độ tối đa của Solar Impulse 2 chỉ đạt khoảng 40m/giây và thậm chí là chậm hơn để bảo tồn năng lượng nên phải mất 4 đến 5 ngày cho cuộc hành trình từ Nhật Bản đến Hawaii. Với một chiếc Boeing 777, tốc độ tối đa đạt 268m/giây thì chỉ cần khoảng 8,5 giờ để hoàn tất quãng đường 4.000 dặm.
Theo dự tính ban đầu, SI2 sẽ không bay đến Nhật Bản, tuy nhiên do thời tiết xấu, chiếc máy bay này buộc phải ghé qua Nhật Bản và sau đó mới vượt Thái Bình Dương bay đến Hawaii.
Solar Impulse 2 có khả năng thực hiện chuyến bay vào ban đêm do được trang bị một công nghệ cho phép nó lưu trữ pin từ ban ngày. Tuy nhiên, để tích pin cho hoạt động ban đêm, ban ngày máy bay phải được bay trong điều kiện trời nhiều nắng, ít gió.
Các chuyến bay bằng máy bay sử dụng năng lượng Mặt trời thường chậm, tốn kém và tỏ ra chưa phù hợp với thực tế vào thời điểm này. Nhưng Borschberg và đồng sáng lập Bertrand Piccard cho biết họ nhìn thấy tiếm năng của loại máy bay này khi đưa vào khai thác trong lĩnh vực du lịch sinh thái vì nó rất thân thiện với môi trường.